Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận hà đông, hà nội (Trang 30 - 34)

mầm non

1.3.1. Các khái niệm

1.3.1.1. Quản lý

Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới sự quản lý. Bởi vậy khái niệm quản lý được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu rất lâu đời, gắn liền với sự phát triển của tri thức nhân loại cũng như nhu cầu của thực tiễn.

Theo C.Mác thì mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, ít nhiều cũng đều cần một sự chỉ đạo để điều hoà chung... Một người độc tấu vĩ Quản lý là dựa trên chủ trương, đường lối để đề ra sự tác động có kế hoạch, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra cầm điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng [5].

Theo Harold Koontz (Mỹ) thì: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của cả nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là khoa học”. [15, tr. 8]

Một số nhà nghiên cứu khác như Hill (2006) [31], Trần Kiểm [14], Vũ Dũng và Nguyễn Thị Mai Lan (2013) [6] …, cũng đưa ra những quan điểm riêng về quản lý.

Tổng hợp lại, quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có điều khiển, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức.

Chức năng của quản lý gồm có: lập kế hoạch; tổ chức; lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra. Trong đó kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý, quản lý mà không kiểm tra thì coi như không có quản lý.

1.3.1.2. Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Từ khái niệm quản lý và hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ, tác giả xác định khái niệm quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi như sau: Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý (hiệu trưởng, ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn) đến hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phát triển nhận thức nhằm đạt được mục đích phát triển nhận thức cho trẻ.

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non

1.3.2.1. Lập kế hoạch hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi

Hoàng Thúy Nga (2015) cho rằng lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được mục tiêu thông qua việc xác định mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin) đã có và sẽ khai thác [19].

Vậy lập kế hoạch hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ trong trường mầm non là thiết kế các bước đi cho hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ để đạt được mục tiêu hình thành và phát triển nhận thức cho trẻ qua việc sử dụng các hành động, các nguồn lực đã có và khai thác trong và ngoài trường mầm non.

Trong công tác lập kế hoạch hoạt động phát triển nhận thức, ban giám hiệu trường mầm non tiến hành các công việc sau:

- Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ trong trường mầm non.

- Phân tích đánh giá thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn; xác định nguyên nhân của thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ tiến hành trong thời gian qua.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ theo tuần, tháng, năm phù hợp với chủ đề để định hướng cho các bản kế hoạch giáo dục cụ thể của giáo viên trong từng nhóm trẻ, độ tuổi của trẻ.

- Xác định các biện pháp, các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mỗi độ tuổi.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí các nguồn lực, chi phí cho hoạt động phát triển nhận thức trong nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường mầm non đối với hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ.

1.3.2.2. Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, căn cứ từng nội dung cụ thể, Ban giám hiệu nhà trường xác định phương pháp, hình thức để tổ chức thực hiện; để thực hiện đạt hiệu quả cần làm tốt các nội dung sau:

- Tổ chức bộ máy nhân sự hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ một cách chặt chẽ khoa học sẽ giúp cho các thành viên trong nhà trường từ cán bộ quản lí đến đội ngũ giáo viên có những đóng góp tích cực nhất vào hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ.

- Xác định các bộ phận trong nhà trường mầm non tham gia hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên, nhân viên và các bộ phận khác trực tiếp tham gia hoạt động này.

- Xây dựng cơ chế phối hợp làm việc giữa các bộ phận giáo dục và quản lý trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia hoạt động phát triển nhận thức: bộ phận chỉ đạo (ban giám hiệu), bộ phận chỉ đạo trực tiếp (tổ trưởng chuyên môn và các bộ phận có liên quan), bộ phận tham gia giáo dục trực tiếp (giáo viên trong nhà trường mầm non).

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động phát triển nhận thức và quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ trong nhà trường.

1.3.2.3. Chỉ đạo hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi

Chỉ đạo hoạt động phát triển nhận thức là quá trình mà ban giám hiệu nhà trường điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động phát triển nhận thức, động viên các lực lượng tham gia hoạt động phát triển nhận thức thực hiện nhiệm vụ được phân công, nhằm đạt được mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ.

Nội dung chỉ đạo hoạt động phát triển nhận thức của ban giám hiệu nhà trường mầm non bao gồm:

- Xác định phương hướng, mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ. - Ra các quyết định về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ trong trường mầm non.

- Động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ công việc.

- Tổ chức thực hiện các nội dung của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ. - Tổ chức các hình thức hoạt động phù hợp để phát triển nhận thức cho trẻ. - Điều chỉnh kế hoạch thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ (nếu cần).

- Tổng kết việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ.

1.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Kiểm tra, đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Kiểm tra là để quản lý và muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra.

Thông qua kiểm tra, cán bộ quản lý đánh giá được thành tựu cũng như hạn chế của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức… hoạt động cho phù hợp và đúng hướng.

Kiểm tra, đánh giá bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận hà đông, hà nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)