Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận hà đông, hà nội (Trang 58)

nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận Hà Đông

2.5.1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về CBQL

Bảng 2.15. Yếu tố thuộc về CBQL Yếu tố ảnh hưởng Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Rất

nhiều Nhiều Ít Không Nhận thức của Ban giám

hiệu nhà trường về vai trò của hoạt động phát triển nhận thức

83 45 1 0 3,7054 ,80432

Năng lực, trình độ quản lý của Ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động phát triển nhận thức

96 33 0 0 3,7442 ,43802

Tinh thần, trách nhiệm, lòng

nhà trường

Vốn tri thức và kinh nghiệm của Ban giám hiệu nhà trường

96 33 0 0 3,7442 ,43802

Sự chỉ đạo đúng hướng và tạo điều kiện về tinh thần vật chật cho đội ngũ GV trong trường

93 36 0 0 3,7209 ,45029

Trung bình trung 3.7225

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về CBQL (Bộ, phòng và trường) thông qua khảo sát cho thấy ảnh hưởng rất nhiều với ĐTB là 3.7225. Trong đó yếu tố Năng lực, trình độ quản lý của Ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động phát triển nhận thức và yếu tố Vốn tri thức và kinh nghiệm của Ban giám hiệu nhà trường là ảnh hưởng nhiều nhất với ĐTB là 3.7442. Yếu tố Nhận thức của Ban giám hiệu nhà trường về vai trò của hoạt động phát triển nhận thức là ít ảnh hưởng nhất trong nhóm yếu tố này với ĐTB là 3.7054. Độ lệch chuẩn của các nội dung đều nằm trong khoảng cho phép, dao động từ 0.43802 đến 0.80432 cho thấy các câu trả lời có độ tập trung.

2.5.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về GV và trẻ 5 - 6 tuổi

Bảng 2.16. Yếu tố thuộc về GV và trẻ 5 - 6 tuổi

Yếu tố ảnh hưởng Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Rất

nhiều Nhiều Ít Không Nhận thức của GV về hoạt động

phát triển nhận thức 52 77 0 0 3,4031 ,49243

Ý thức, trình độ khi tham gia hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi

62 67 0 0 3,4806 ,50157 Kinh nghiệm và năng lực của GV 56 73 0 0 3,4341 ,49757 Sự phối hợp của GV và các lực

lượng tham gia hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi

Lòng yêu nghề và yêu trẻ của GV 117 12 0 0 3,9070 ,29160 Đời sống vật chất của GV 84 42 3 0 3,6512 ,47846

Trung bình trung 3.5491

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về thuộc về GV và trẻ 5 - 6 tuổi ảnh hưởng rất nhiều với ĐTB là 3.5491. Trong đó yếu tố Lòng yêu nghề và yêu trẻ của GV là ảnh hưởng nhiều nhất với ĐTB là 3.9070. Yếu tố Đời sống vật chất của GV

cũng ảnh hưởng nhiều với ĐTB là 3.6512. Yếu tố Nhận thức của GV về hoạt động phát triển nhận thức là ít ảnh hưởng nhất với ĐTB 3.4031 trong nhóm yếu tố này. Độ lệch chuẩn của các nội dung đều nằm trong khoảng cho phép, dao động từ 0.29160 đến 0.50157 cho thấy các câu trả lời có độ tập trung.

2.5.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về gia đình

Bảng 2.17. Yếu tố thuộc về gia đình

Yếu tố ảnh hưởng Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Rất

nhiều Nhiều Ít Không Quan điểm của gia đình về hoạt

động phát triển nhận thức 57 71 1 0 3,4419 ,49854 Sự nhận thức về tầm quan trọng

của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ

55 74 0 0 3,4264 ,49647 Sự phối hợp của gia đình với GV,

với nhà trường trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ

47 82 0 0 3,3643 ,48312 Sự quan tâm của gia đình đối với

hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ

54 75 0 0 3,4186 ,49525

Trung bình trung 3.4128

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về thuộc về gia đình ảnh hưởng rất nhiều với ĐTB là 3.4128. Trong đó yếu tố Quan điểm của gia đình về hoạt động phát triển nhận thức là ảnh hưởng nhiều nhất với ĐTB là 3.4419. Yếu tố Sự phối hợp của gia đình với GV, với nhà trường trong hoạt động phát triển nhận thức cho

trẻ là ít ảnh hưởng nhất với ĐTB 3.3643 trong nhóm yếu tố này. Độ lệch chuẩn của các nội dung đều nằm trong khoảng cho phép, dao động từ 0.48312 đến 0.49854 cho thấy các câu trả lời có độ tập trung.

2.5.4. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện cơ sở vật chất

Bảng 2.18. Yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện cơ sở vật chất

Yếu tố ảnh hưởng Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Rất

nhiều Nhiều Ít Không Quan điểm chỉ đạo của Bộ

GD&ĐT và Vụ GDMN 86 43 0 0 3,6667 ,47324

Sự tạo điều kiện về tinh thần và vật

chất 89 40 0 0 3,6899 ,46433

Cơ chế, chính sách về hoạt động

phát triển nhận thức cho trẻ 91 38 0 0 3,7054 ,45763 Sự phối hợp giữa gia đình, nhà

trường và xã hội 79 50 0 0 3,6124 ,48910

Sự động viên, khen thưởng và

chính sách cho đội ngũ GV 83 46 0 0 3,6434 ,48086 Sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo

dục của địa phương 83 46 0 0 3,6434 ,48086

Cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ

87 42 0 0 3,6744 ,47042

Sự quan tâm nỗ lực của các chủ thể trong việc đưa ra phương hướng, nội dung và hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ

89 40 0 0 3,6899 ,46433

Trung bình trung 3.6657

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện cơ sở vật chất ảnh hưởng rất nhiều với ĐTB là 3.6657. Trong đó yếu tố Cơ chế, chính sách về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ là ảnh hưởng nhiều nhất với ĐTB là 3.7054. Sự ảnh hưởng nhiều tiếp theo là yếu tố Sự tạo điều kiện về tinh thần và vật chất và yếu tố Sự quan tâm nỗ lực của các chủ thể trong việc đưa ra phương hướng, nội dung và hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ cùng có ĐTB là 3.6899.

Yếu tố Sự động viên, khen thưởng và chính sách cho đội ngũ GV và yếu tố Sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của địa phương cũng tương đương nhau với ĐTB là 3.6434. Yếu tố Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là ít ảnh hưởng nhất trong nhóm yếu tố này với ĐTB 3.6124. Độ lệch chuẩn của các nội dung đều nằm trong khoảng cho phép, dao động từ 0.45763 đến 0.48910 cho thấy các câu trả lời có độ tập trung.

Tóm lại, tất cả đội ngũ CBQL/GV tại 6 trường mầm non tư thục ở quận Hà Đông được khảo sát đều cho rằng cả 4 nhóm yếu tố trên có sự ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non tư thục. Họ đã nhận thức tốt được những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức để từ đó có các kế hoạch, phương pháp cũng như hình thức quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách phù hợp. Chứng tỏ kết quả khảo sát là hoàn toàn hợp lý, có sự trả lời tập trung phản ánh đúng thực trạng tại các trường.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã khảo sát thực tế công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Trong quá trình thực hiện tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi như sau:

Thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã được thực hiện thường xuyên. Đội ngũ CBQL/GV đã nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi và đã đồng thuận với tỉ lệ rất cao về mục tiêu về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi theo chương trình GDMN đã được ban hành và họ đã ý thức được việc thường xuyên vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Bên cạnh đó, thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đạt mức độ

khá. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động này cần có những cải tiến, đổi mới nhiều hơn nữa bởi một số khâu trong công tác này còn một số bất cấp, chưa chặt chẽ, điển hình là khâu tổ chức bộ máy nhân sự còn chưa tốt.

Đội ngũ CBQL/GV của các trường được khảo sát đều nhận thấy rõ cả 4 nhóm yếu tố (CBQL; GV và trẻ 5 - 6 tuổi; gia đình; môi trường và điều kiện cơ sở vật chất) ảnh hưởng rất mạnh đến công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Từ những phản ánh thực tế thông qua việc đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi sẽ giúp tác giả đưa ra các biện pháp mang tính cấp thiết và tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Căn cứ từ thực tế của các trường mầm non tư thục, dựa vào các nền tảng của từng trường. Từ đó đưa ra các biện pháp đề xuất trên cơ sở xem xét, kế thừa những mặt tích cực, những điểm sáng và khắc phục những hạn chế tồn tại đó một cách hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non tư thục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống là quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục nói chung cũng như việc thực hiện quản lý hoạt động. Bởi vậy các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính hệ thống, bao quát các mặt của việc thực hiện quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Việc quản lý, điều hành các hoạt động này không thể tách rời, bởi hiệu quả hoạt động điều hành nhằm hướng tới việc tạo ra nề nếp, kỷ cương, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, tạo ra không khí thân thiện và tin cậy trong đội ngũ tham gia hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi của nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Hà Đông được đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn. Tránh tình trạng biện pháp đúng mà xa rời thực tiễn quản lý hoạt động phát triển nhận thức, các biện pháp chỉ phù hợp dành cho các trường công lập mà không phù hợp với các trường mầm non tư thục. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện cho

phép tại địa phương và khắc phục được mặt hạn chế trong quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Hà Đông.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải phù hợp, có tính khả thi với trẻ 5 - 6 tuổi, với giáo viên, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của nhà trường, của địa phương. Đây là điều kiện tiên quyết thực sự có ý nghĩa đối với việc quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi ở các trường mầm non tại quận Hà Đông.

3.2. Những biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục ở quận Hà Đông 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục ở quận Hà Đông

3.2.1. Xây dựng mục tiêu, đổi mới nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi của nhà trường đảm bảo cam kết chuẩn đầu ra về phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp CBQL/GV nhà trường có định hướng đúng với mục tiêu và có những sáng tạo, đổi mới về nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi sao cho đảm bảo cam kết chuẩn đầu ra về phát triển nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Dựa trên mục tiêu chung về phát triển nhận thức cho trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non được ban hành kèm theo Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non ngày 24/1/2007 đã đưa ra mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, các nhà trường tư thục tự xây dựng lại mục tiêu của từng trường sao cho đảm bảo cam kết chuẩn đầu ra về phát triển nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi.

Giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu đời của con người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 rồi sau đó bước vào đời... Bởi vậy mà các nhà giáo dục bậc mầm non luôn trăn trở làm sao để đổi mới nội dung hoạt động giáo dục cho trẻ nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mầm non, đặc biệt là lứa

tuổi 5 - 6 tuổi. Đổi mới các nội dung hoạt động phát triển nhận thức sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận được những tri thức tiền khoa học và thúc đẩy trẻ tích cực hoạt động nhận thức.

Từ mục tiêu phát triển nhận thức, xây dựng nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng đổi mới, sáng tạo

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Bước 1: Xây dựng mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi Để xây dựng được mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi trước hết phải xác định và nhận thức rõ ràng các mục tiêu thích hợp cho hoạt động này. Biết cách sắp xếp và ưu tiên những mục tiêu mà phản ánh được những gì rất cần thiết và quan trọng nhằm đạt được các tiêu chuẩn và tiêu chí của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Các mục tiêu đảm bảo toàn diện, có tính thách thức, liên quan với những mục đích học tập của nhà trường và nhất quán với những nguyên tắc và động cơ học tập hiện hữu, đảm bảo mục tiêu chung về phát triển nhận thức cho trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non.

CBQL phụ trách hoạt động phát triển nhận thức phân công đội ngũ GV xây dựng mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức và yêu cầu trao đổi, thảo luận để thống nhất.

Sau khi xây dựng mục tiêu xong trình lên Ban giám hiệu nhà trường chờ phê duyệt.

Bước 2: Đổi mới nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi Chương trình Giáo dục mầm non đổi mới hiện nay cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Hoạt động học tập ở trẻ 5-6 tuổi là một loại hoạt động đặc biệt, không phải là một giờ học như ở phổ thông nhưng cũng không thể là một giờ chơi như ở lứa tuổi nhà trẻ. Đội ngũ GV cần phải tổ chức như một giờ học ở trường phổ thông nhưng những phương pháp, biện pháp tác động lên trẻ trong quá trình hoạt động lại phải kết hợp nhiều dạng

hoạt động tự nhiên, thoải mái; không gò bó trẻ như thông qua trò chơi, qua lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận hà đông, hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)