+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi;
+ Phát hiện sai sót và kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi cho phù hợp;
+ Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi cho trẻ 5 - 6 tuổi
1.4.1. Các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý
Hiệu trưởng cùng các nhà quản lý trường MN (phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn...) là những người quản lý nhà trường MN và có vai trò quyết định đối với chất lượng hoạt động trong nhà trường MN. Vì vậy, các yếu tố thuộc về ban giám hiệu và nhà quản lý trường MN có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi. Chất lượng hoạt động tại trường mầm non đạt hiệu quả cao phần lớn phụ thuộc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường cùng đội ngũ cán bộ quản lý (tổ trưởng, tổ phó chuyên môn…). Họ có ảnh hưởng đến mọi hoạt động của nhà trường, một trong các hoạt động đó là hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về cán bộ quản lý bao gồm:
- Nhận thức của Ban giám hiệu nhà trường về vai trò của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi;
- Năng lực, trình độ quản lý của Ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi;
- Tinh thần, trách nhiệm, lòng nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi;
- Vốn tri thức và kinh nghiệm của Ban giám hiệu nhà trường;
- Sự chỉ đạo định hướng và tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho đội ngũ giáo viên trong trường.
1.4.2. Các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ 5-6 tuổi
Giáo viên và trẻ em là hai lực lượng cơ bản, quan trọng và có sự tương tác qua lại của trường mầm non. Hai lực lượng này là nhóm yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi của nhà trường mầm non.
Giáo viên mầm non là những người trực tiếp tổ chức hoạt động phát triển nhận thức và rèn luyện cho trẻ. Khi đội ngũ giáo viên này được trang bị, đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ những kiến thức, tri thức và kỹ năng tốt thì sẽ có ảnh hưởng rất nhiều tới việc tổ chức hoạt động của nhà trường mầm non nói chung và hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ nói riêng. Các yếu tố thuộc về người giáo viên mầm non ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm:
+ Nhận thức của đội ngũ GV về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi;
+ Ý thức, trình độ khi tham gia hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi;
+ Kinh nghiệm và năng lực của GV; + Lòng yêu nghề và yêu trẻ của GV; + Đời sống vật chất của GV.
Trẻ mầm non ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi cũng là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành phát triển nhận thức cho các em. Với đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tính trực quan chiếm ưu thế trong các hoạt động nhận thức và cuộc sống của trẻ. Tính không chủ định nổi trội trong các đặc điểm nhân cách của trẻ. Bởi vậy, sự phối hợp giữa giáo viên mầm non với các lực lượng tham gia hoạt động phát triển
nhận thức trong và ngoài nhà trường sẽ góp phần quyết định chất lượng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ.
1.4.3. Các yếu tố thuộc về gia đình
Nếu gia đình là trường học đầu tiên, chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình yêu thương thì trường mầm non là nơi chăm sóc và giáo dục có định hướng chuyên nghiệp, giúp trẻ làm quen với môi trường xã hội rộng hơn môi trường gia đinh. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường và gia đình.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ. Trong quá trình giáo dục, nhà trường và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ có hiệu quả.
Với hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, có thể kể ra một số yếu tố thuộc về gia đình ảnh hưởng đến hoạt động này bao gồm:
+ Quan điểm của gia đình về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi;
+ Sự nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi;
+ Sự phối hợp của gia đình với GV, với nhà trường trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi;
+ Sự quan tâm của gia đình đối với hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.
1.4.4. Các yếu tố thuộc về môi trường và điều kiện cơ sở vật chất
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và
hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học".
Với môi trường và điều kiện cơ sở vật chất tốt thì bất kể hoạt động nào của nhà trường đều thực hiện tốt. Hiệu quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi phụ thuộc vào các điều kiện đảm bảo, bao gồm:
+ Quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Vụ GDMN;
+ Sự tạo điều kiện về tinh thần và vật chất;
+ Cơ chế, chính sách về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi; + Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội;
+ Sự động viên, khen thưởng và chính sách cho đội ngũ GV;
+ Sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của địa phương;
+ Cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi;
+ Sự quan tâm nỗ lực của các chủ thể trong việc đưa ra phương hướng, nội dung và hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Nhận thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi giúp chúng ta có thể rút ra những bài học, kinh nghiệm và có những đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về bản chất của quản lý, của nhận thức, hoạt động phát triển nhận thức, quản lý hoạt động phát triển nhận thức và tập trung vào quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non.
Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non đã được quy định trong chương trình giáo dục mầm gồm 3 nội dung chính trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi là làm quen với toán, khám phá khoa học và khám phá xã hội. Vì vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Đồng thời tác giả cũng đưa ra nội dung quản lý hoạt động phát triển nhận thức bao gồm việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động này cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI