Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận hà đông, hà nội (Trang 41 - 43)

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục của quận Hà Đông - thành phố Hà Nội và tìm

hiểu nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên 6 trường như sau:

- Cán bộ quản lý gồm 6 hiệu trưởng, 12 phó hiệu trưởng và 24 khối trưởng các khối khối mẫu giáo, nhà trẻ;

- Các giáo viên dạy khối mẫu giáo (chủ yếu là mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi) gồm 87 giáo viên.

Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát

STT Tên trường Số lượng

1 Trường mầm non Tuổi Thần Tiên 26

2 Trường mầm non Thái Học 16

3 Trường mầm non Hà Nội Thăng Long 24

4 Trường mầm non Mùa Xuân 20

5 Trường mầm non Hoàng Trình Thanh 21

6 Trường mầm non Ngôi Nhà Sinh Thái 22

Tổng cộng 129

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các

trường mầm non

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

- Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Xây dựng mẫu phiếu điều tra khảo sát dành cho CBQL và đội ngũ giáo viên các trường mầm non

Phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi để tìm hiểu nhận thức, ý kiến đánh giá, đóng góp cho việc quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi

Thu thập và xử lý phiếu điều tra bằng phần mềm SPSS. Điểm số sau khi mã hóa sẽ quy thành điểm trung bình (đối với dữ liệu định lượng) và tính tần số, tỉ lệ % (đối với dữ liệu định tính).

Cách quy đổi điểm

Sử dụng 2 thang đo: 5 mức độ và 4 mức độ.

Với thang đo 5 mức độ thì điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức, điểm chênh lệch mỗi mức là 0.8. Điểm trung bình được tính và quy đổi cụ thể như sau: + Từ 1 đến 1.8: Rất thấp + Từ 1.81 đến 2.6: Thấp + Từ 2.61 đến 3.2: Bình thường + Từ 3.21 đến 4.0: Cao + Từ 4.01 đến 5: Rất cao

Với thang đo 4 mức độ thì điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 4, chia làm 4 mức, điểm chênh lệch mỗi mức là 0.75. Điểm trung bình được tính và quy đổi cụ thể như sau:

+ Từ 1 đến 1.75: Thấp

+ Từ 1.76 đến 2.5: Trung bình + Từ 2.51 đến 3.25: Khá + Từ 3.25 đến 4.0: Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận hà đông, hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)