6 tuổi ở các trường mầm non tư thục ở quận Hà Đông
3.2.1. Xây dựng mục tiêu, đổi mới nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi của nhà trường đảm bảo cam kết chuẩn đầu ra về phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp CBQL/GV nhà trường có định hướng đúng với mục tiêu và có những sáng tạo, đổi mới về nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi sao cho đảm bảo cam kết chuẩn đầu ra về phát triển nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Dựa trên mục tiêu chung về phát triển nhận thức cho trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non được ban hành kèm theo Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non ngày 24/1/2007 đã đưa ra mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, các nhà trường tư thục tự xây dựng lại mục tiêu của từng trường sao cho đảm bảo cam kết chuẩn đầu ra về phát triển nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi.
Giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu đời của con người, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 rồi sau đó bước vào đời... Bởi vậy mà các nhà giáo dục bậc mầm non luôn trăn trở làm sao để đổi mới nội dung hoạt động giáo dục cho trẻ nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mầm non, đặc biệt là lứa
tuổi 5 - 6 tuổi. Đổi mới các nội dung hoạt động phát triển nhận thức sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận được những tri thức tiền khoa học và thúc đẩy trẻ tích cực hoạt động nhận thức.
Từ mục tiêu phát triển nhận thức, xây dựng nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng đổi mới, sáng tạo
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Bước 1: Xây dựng mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi Để xây dựng được mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi trước hết phải xác định và nhận thức rõ ràng các mục tiêu thích hợp cho hoạt động này. Biết cách sắp xếp và ưu tiên những mục tiêu mà phản ánh được những gì rất cần thiết và quan trọng nhằm đạt được các tiêu chuẩn và tiêu chí của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Các mục tiêu đảm bảo toàn diện, có tính thách thức, liên quan với những mục đích học tập của nhà trường và nhất quán với những nguyên tắc và động cơ học tập hiện hữu, đảm bảo mục tiêu chung về phát triển nhận thức cho trẻ theo chương trình Giáo dục mầm non.
CBQL phụ trách hoạt động phát triển nhận thức phân công đội ngũ GV xây dựng mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức và yêu cầu trao đổi, thảo luận để thống nhất.
Sau khi xây dựng mục tiêu xong trình lên Ban giám hiệu nhà trường chờ phê duyệt.
Bước 2: Đổi mới nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi Chương trình Giáo dục mầm non đổi mới hiện nay cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Hoạt động học tập ở trẻ 5-6 tuổi là một loại hoạt động đặc biệt, không phải là một giờ học như ở phổ thông nhưng cũng không thể là một giờ chơi như ở lứa tuổi nhà trẻ. Đội ngũ GV cần phải tổ chức như một giờ học ở trường phổ thông nhưng những phương pháp, biện pháp tác động lên trẻ trong quá trình hoạt động lại phải kết hợp nhiều dạng
hoạt động tự nhiên, thoải mái; không gò bó trẻ như thông qua trò chơi, qua lao động, qua các loại hình văn học, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc… Bởi vậy trong giáo dục đội ngũ GV cần phải thường xuyên thiết kế đổi mới nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ trên các loại hình này nhằm tạo cơ hội cho trẻ trao đổi, trò chuyện, được phát biểu, nói lên ý kiến của mình, được tự tìm hiểu, tự làm, tự khám phá để nhận biết bằng nhiều giác quan khác nhau.
Các giáo viên dạy lứa tuổi 5 - 6 tuổi cùng với CBQL phụ trách hoạt động phát triển nhận thức xác định và thống nhất nội dung cần đổi mới hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Xây dựng các nội dung cần đổi mới trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Trình lên ban giám hiệu nhà trường chờ phê duyệt và tổ chức thực hiện. Bước 3: Thực hiện tổ chức đổi mới nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi đúng với mục tiêu đã xây dựng
Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt mục tiêu, sự đổi mới về nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi trên cơ sở kế hoạch đã trình của của đội ngũ GV và khối trưởng khối 5 tuổi.
Khi ban giám hiệu nhà trường thông qua, sẽ chỉ đạo đội ngũ GV giảng dạy ở lứa tuổi này triển khai thực hiện nội dung hoạt động phát triển nhận thức theo hướng đổi mới, sáng tạo và tiến hành tổ chức các hoạt động này trên lớp phù hợp với mục tiêu đã được xây dựng đảm bảo cam kết chuẩn đầu ra về phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Các chuyên đề giảng dạy nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi đảm bảo phù hợp mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ, cam kết chuẩn đầu ra về phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi
Các nội dung hoạt động phát triển nhận thức phải thu hút trẻ 5 -6 tuổi tham gia nhiệt tình, hào hứng, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ
3.2.2. Tổ chức thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, trẻ tích cực tham gia hoạt động và đạt được các kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, chú ý, thử nghiệm và khám phá.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Tổ chức thực hiện đa dạng, hiệu quả nghĩa là tăng cường đổi mới phương pháp của giáo viên. Đổi mới phương pháp giáo dục ở hệ mầm non là đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi. Các hình thức tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động phát triển nhận thức như sau:
+ Tổ chức cho trẻ tự khám phá, thảo luận theo nhóm nhằm nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại.
Nói đến khám phá là trẻ phải được tự khám phá, thảo luận, trao đổi ý kiến với nhau về cái mà trẻ được khám phá như : Khám phá xe đạp, khám phá một số biển báo giao thông, khám phá rau ăn củ, rau ăn lá, khám phá quả bưởi như vậy trẻ sẽ tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của chúng, thảo luận trong nhóm giúp cho trẻ học theo hướng tích cực, không gò bó, trẻ được tự sờ, mó, ngửi…các vật mà trẻ được khám phá.
Ở tuổi mẫu giáo nói riêng và lứa tuổi mầm non nói chung trẻ rất tò mò, thích tìm tòi khám phá. Chính vì thế hiểu được tâm lí của trẻ nên trong mỗi giờ học khám phá khoa học, khám phá xã hội GV nên tổ chức cho trẻ tự quan sát thảo luận theo 3 - 4 nhóm.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội
Đối với trẻ em thế giới xung quanh rất bao la rộng lớn và tưởng như rất xa vời nay hiện ra trước mắt là điều rất hấp dẫn trẻ.Với đặc điểm tâm lý này của trẻ,
các GV nên áp dụng những kiến thức về công nghệ thông tin để thu hút sự chú ý của trẻ như là làm hiệu ứng cho những hình ảnh sinh động, lồng âm thanh giúp trẻ tri giác tốt, lồng những đoạn video vào bài dạy với các chương trình ứng dụng: ultravideo splitter, ultra video joiner hay total video converter để cắt, để nối hay đổi đuôi các đoạn video. Một số trò chơi trên mạng có sẵn như kidmark, happykid…giúp cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin và được hoạt động với máy tính. Đây là những trò chơi mà hình ảnh có trong trò chơi rất đẹp và hấp dẫn từ đó kích thích trẻ ham hiểu biết và chơi nhiệt tình.
+ Tích hợp nội dung khám phá khoa học, toán học với các trò chơi thử nghiệm và hoạt động khác.
Các hoạt động trong trường mầm non được giáo dục đan xen, lồng ghép với nhau. Chính vì thế các giáo viên nên lồng ghép, tích hợp nội dung khám phá khoa học vào các môn học khác để giờ học diễn ra nhẹ nhàng mà lại đạt hiệu quả cao. Trong đó, trò chơi thử nghiệm sẽ thu hút trẻ hoạt động tích cực hơn cả. Khi sáng tạo các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học, cần luôn lưu ý đến các yêu cầu đối với các trò chơi thử nghiệm như: Những thử nghiệm tiến hành phải có sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ dễ nhận biết. Thử nghiệm không đòi hỏi điều kiện đặc biệt, dễ thực hiện, là những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Những thử nghiệm không được gây thiệt hại cho vật làm thử nghiệm (Ví dụ: Làm chết cây, chết con vật). Không chọn thử nghiệm có thời gian quá lâu vì trẻ dễ quên mất những gì xảy ra ban đầu. Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình thử nghiệm như an toàn về dụng cụ, vật liệu.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Thứ nhất, GV cần phải nắm vững các kỹ thuật sử dụng từng phương pháp dạy học cụ thể
Giáo viên cần thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của từng phương pháp như là kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đưa ra tình huống có vấn đề, kỹ thuật đặt câu hỏi... thì mới nâng cao được hiệu quả tổ chức các hoạt động cho
trẻ. Ví dụ với kỹ thuật đặt câu hỏi thì giáo viên cần chú ý các yêu cầu như sau: Câu hỏi liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu bài học; câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu; đúng lúc, đúng chỗ; phù hợp với trình độ của trẻ; câu hỏi phải kích thích sự suy nghĩ của trẻ nhằm khuyến khích sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ, giáo viên không ghép nhiều nội dung trong một câu hỏi, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc, trẻ sẽ trả lời dễ dàng hơn với các câu hỏi đơn nghĩa, rõ ý.
Thứ hai, GV cần khai thác và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách khoa học.
Với mỗi phương pháp cụ thể, GV lại phải khai thác và vận dụng sao cho khoa học như sau:
+ Phương pháp thảo luận nhóm: Có rất nhiều cách khác nhau để chia nhóm tuy nhiên, không nên chia nhóm trẻ quá đông hoặc quá ít, nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. Cần quy định rõ thời gian thảo luận và kết quả thảo luận cho các nhóm, cần bầu ra trưởng nhóm, kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày bằng nhiều hình thức như: vẽ, hát, đóng kịch, thơ…Giáo viên cần quan sát các nhóm thảo luận và có sự giúp đỡ kịp thời trong trường hợp các nhóm gặp khó khăn.
+ Phương pháp trò chơi: GV nên chọn những trò chơi dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với chủ đề, với đặc điểm và trình độ của trẻ, phù hợp với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực, trẻ phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi, trò chơi phải tạo được sự hứng thú và vui thích của trẻ.
+ Phương pháp dạy học trải nghiệm: GV cần tổ chức cho trẻ thực hiện đủ bốn bước: quan sát; suy nghĩ; cảm nhận và hành động. Trong quá trình học trẻ cần tiếp nhận thông tin, suy nghĩ thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như nào và từ đó trẻ có những cách hành xử như thế nào, so sánh mức độ phù hợp của nó với những trải nghiệm của trẻ em thế nào và. Việc học tập đòi hỏi không chỉ có nhìn, nghe, chuyển động hay động chạm. Trẻ cần biết kết hợp những gì trẻ cảm giác và suy nghĩ được với những gì trẻ cảm nhận và ứng xử.
Ngoài ra còn nhiều phương pháp dạy học tích cực khác như phương pháp động não, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp giải quyết vấn đề.... Mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng đòi hỏi GV khi sử dụng thì phải biết vận dụng linh hoạt và khoa học.
Thứ ba, giáo viên khuyến khích, động viên và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, ứng dụng những điều đã biết vào trong thực tiễn, cần phải sử dụng các phương pháp nhằm phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của trẻ. Trẻ cần được thông qua các hoạt động tiếp xúc với các đối tượng bằng nhiều giác quan và các hoạt động tư duy linh hoạt.
Thứ tư, giáo viên cần hiểu trẻ, nắm được những đặc điểm phát triển cũng như nhu cầu, sở thích của trẻ để chuẩn bị đồ chơi, đồ dùng phù hợp, hướng dẫn tổ chức trẻ chơi một cách hiệu quả. Nội dung chơi đảm bảo tính khoa học và vừa sức với trẻ. Tất cả các trẻ đều được hoạt động tích cực khi chơi...
Thứ năm, giáo viên cần cho trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng trong các trạng thái khác nhau và cho trẻ cảm nhận được sự phát triển, thay đổi của chúng;
Thứ sáu, giáo viên thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy qua sách báo, qua các buổi dự giờ, từ những kinh nghiệm của trường bạn để rút ra những phương pháp và cách thức tổ chức hiệu quả hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi;
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Với vai trò người giáo viên, giáo viên cần phải tạo được môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, và hấp dẫn.
Các hình thức tổ chức đa dạng, hiệu quả nhưng cũng phải phù hợp với thực tế điều kiện của nhà trường
Việc dạy trẻ phải xuất phát từ cuộc sống gần gũi quen thuộc với trẻ, cần tạo điều kiện để trẻ được tham gia vào các trò chơi hoặc các hoạt động thực tế trong cuộc sống hằng ngày.
Ban giám hiệu nhà trường phải luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để tổ chức hiệu quả các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi.
3.2.3. Bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên hiệu quả, tăng cường bồi dưỡng chuyên đề theo mục tiêu, yêu cầu của nhà trường về phát triển nhận thức cho trẻ 5-6 tuổi
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc bồi dưỡng, tập huấn GV thực hiện hoạt động phát triển nhận thức trẻ 5- 6 tuổi sẽ giúp GV hiểu các kiến thức và kỹ năng cần hình thành cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học, làm quen với toán và khám phá xã hội theo chương trình giáo dục mầm non, đồng thời biết cách tổ chức các giờ học phù hợp với cách nhận thức của trẻ.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi trong Chương trình Giáo dục mầm non theo các nội dung như sau:
Bồi dưỡng phương pháp, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 5 -6 tuổi
Bồi dưỡng cách tổ chức thực hành các hoạt động lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
Bước 1: Khảo sát nhu cầu học tập, bồi dưỡng
Trên cơ sở đánh giá, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận