Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 32 - 36)

sinh các trường mầm non công lập

1.4.1. Các yếu tố chủ quan

(1) Tác động từ nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường về giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

Trình độ nhận thức của đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non. Nhận thức đúng giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của giáo viên và các lực lượng giáo dục tham gia vào quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non. Nhận thức của các lực lượng quản lý và giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non, được đánh giá bởi các vấn đề như nhận thức về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng múa cho trẻ; hiểu thế nào là kỹ năn múa; ý nghĩa vai trò của giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, nhất là trước sự phát triển và hội nhập của đất nước; vai trò chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa Ban giám hiệu, CBQL, giáo viên, vai trò trách nhiệm của gia đình và các tổ chức ngoài xã hội trong việc giáo dục kỹ năng múa cho trẻ; mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức ngoài xã hội đối với việc giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay.

Nhận thức của các lực lượng quản lý và giáo dục phù hợp với mục tiêu quản lý sẽ thúc đẩy cho hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ nhanh chóng đạt hiệu quả tối ưu và ngược lại khi nhận thức lệch lạc, chưa đúng với yêu cầu tổ chức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ sẽ trở thành lực cản việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ của các trường mầm non. Do vậy, nhận thức của các lực lượng quản lý và thực hành giáo dục đúng sẽ tạo nên sự đồng thuận trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ cũng như hiểu được sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ để thúc đẩy cho hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ đạt kết quả theo sự kỳ vọng của các lực lượng tham gia tổ chức giáo dục.

(2) Tác động từ năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên

Đội ngũ CBQL giáo dục, giáo viên là lực lượng chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Do vậy, trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội. Từ đó đòi hỏi đội ngũ CBQL và giáo viên phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức nhằm có thể tiếp thu những kiến thức mới hội nhập để có thể truyền đạt cho thế hệ mai sau. Nhận thức được sự ảnh hưởng năng lực của CBQL và đội ngũ giáo viên đến chất lượng công tác giáo dục kỹ năng múa, mỗi nhà trường đều tạo điều kiện cho đội ngũ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo lực lượng giảng dạy vừa hồng vừa chuyên.

(3) Tác động từ môi trường gia đình và xã hội

Dưới góc độ giáo dục, gia đình, xã hội không chỉ là lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục mà còn là môi trường giáo dục quan trọng. Trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non, môi trường gia đình và môi trường xã hội có thể tác động theo hướng tích cực hoặc không tích cực đối với quá trình hình thành và phát triển kỹ năng múa của trẻ. Do kỹ năng múa thuộc phạm trù năng lực nên sự trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng đòi hỏi quá trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ cần phát huy tốt sức mạnh của các yếu tố gia đình và xã hội. Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ… đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình và trẻ nhỏ. Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mỹ trong giáo dục gia đình. Cha mẹ cũng cần dành thời gian để tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con về ước mơ về hoạt động học tập, vui chơi trên nhà trường.

1.4.2. Các yếu tố khách quan

(1) Tác động từ mục tiêu, yêu cầu đổi mới nội dung chương trình giáo dục ở bậc mầm non

Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác giáo dục và rèn luyện kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non. Quá trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, nếu không bám sát mục tiêu giáo dục ở bậc mầm non và không xác định được yêu cầu của việc giáo dục kỹ năng múa cho trẻ thì công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng múa cho trẻ ở các trường mầm non sẽ không đạt hiệu quả. Vì thế, giáo dục ở các cấp học, bậc học phải hướng tới đổi mới toàn diện, sâu sắc hơn cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Do vậy, việc giáo dục kỹ năng múa cho trẻ nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục ở bậc mầm non, đó là giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho trẻ bước vào thời kỳ học tập ở bậc tiểu học và các bậc học tiếp theo. Đây chính là yếu tố tác động có ý nghĩa định hướng cho công tác giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non nói riêng.

(2) Tác động từ cơ sở vật chất của các trường mầm non

Cơ sở vật chất là một bộ phận rất quan trọng của nhà trường là thành tố không thể thiếu được trong công tác giáo dục trẻ, nó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non, chính là tạo ra một môi trường sư phạm có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng, sân chơi... đó chính là tạo ra môi trường sư phạm có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có cảnh quan đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Chính vì vậy, yếu tố vật chất có vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm cho giáo dục kỹ năng múa đạt hiệu quả.

Tiểu kết chương

Giáo dục kỹ năng múa ở trường mầm non là một quá trình giáo dục bộ phận trong tổng thể quá trình giáo dục. Nó có quan hệ biện chứng với các bộ phận giáo dục khác giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ. Ngoài những hoạt động học tập các môn học, trẻ còn tham gia những hoạt động ngoài giờ để thoả mãn những nhu cầu sống của cá nhân hoặc để đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ mầm non thể hiện các chức năng quản lý giáo dục: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng

hàng đầu trong công tác quản lý vì nó hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể, từ những vấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề mang tính chiến thuật trong mỗi giai đoạn. Từ đó, CBQL tổ chức, chỉ thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng múa cho học sinh như sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ, huy động cơ sở vật chất, kinh tế phục vụ cho công tác giáo dục. Bảo đảm việc giáo dục kỹ năng múa diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Trong quản lý giáo dục kỹ năng múa, việc kiểm tra đánh giá rất quan trọng vì nó giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch. Từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MÚA CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP

HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)