Thực trạng quản lý giáo giáo dục kỹ năng múa cho học sinh các trường mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 51 - 63)

trường mầm non công lập huyện Ba Vì

2.3.1. Quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non

Quản lý việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non được thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ năm học và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, của trường mầm non. Song trên thực tế việc quản lý xây dựng, tổ chức kế hoạch giáo dục kỹ năng múa cho trẻ chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Điều đó được thể hiện ở những nội dung sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, giáo viên về quản lý xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

Mức độ thực hiện

TT Nội dung khảo sát ĐT Thường Thỉnh Chưa thực

KS xuyên thoảng hiện

SL % SL % SL %

Xây dựng, thực hiện kế hoạch tập CB 17 85.0 2 10.0 1 5.0 1 huấn, bồi dưỡng cho giáo viên nội

GV 55 78.6 6 8.6 9 12.8 dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

Xây dựng, thực hiện kế hoạch sử CB 1 5.0 13 65.0 6 30.0 2 dụng các phương pháp dạy học để

GV 5 7.1 40 57.1 25 35.7 giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

Xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ CB 3 15.0 1 5.0 16 80.0 3 chức các hoạt động theo chủ đề về

GV 9 12.8 3 4.3 58 82.9 giáo dục kỹ năng múa

Xây dựng, thực hiện kế hoạch lồng CB 3 15.0 2 10.0 15 75.0 4 ghép nội dung giáo dục kỹ năng múa

cho trẻ vào các nội dung giáo dục GV 20 28.6 3 4.3 47 67.1 khác

Xây dựng, thực hiện kế hoạch CB 18 90.0 2 10.0 0 0 5 phối hợp các lực lượng để tổ chức

năng múa cho trẻ

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Với kết quả xử lý phiếu điều tra

CBQL giáo dục, giáo viên được trình bày ở bảng 2.5 cho thấy việc quản lý xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng

múa cho trẻ các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã được các cấp quản lý giáo dục quan tâm tổ chức thực hiện, song ở từng nội dung quản lý cụ thể thì mức độ quan tâm có sự khác nhau trong nhận định đánh giá của cán bộ, giáo viên. Cụ thể như:

Ngay khi kết thúc năm học, các trường mầm non đã chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng hè cho giáo viên trong đó có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ. Khi được hỏi về nội dung “Xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động theo chủ đề về giáo dục kỹ năng múa”, đã có 85.0% CBQL giáo dục và 78.6% giáo viên khẳng định đã được thực hiện “thường xuyên”. Tuy nhiên, kế hoạch giáo dục kỹ năng múa cho trẻ của các trường mầm non hầu như chậm được triển khai ngay từ đầu năm học bởi vì chưa có sự chỉ đạo của cấp trên, các trường chỉ xây dựng được kế hoạch hoạt động theo từng học kỳ và theo chuyên đề dạy học. Thậm chí kế hoạch được xây dựng nhưng mang tính hình thức, dẫn đến khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ không cao.

Qua điều tra về việc “Xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng các phương pháp dạy học để giáo dục kỹ năng múa cho trẻ”, có tới 80.0% cán bộ và 82.9% giáo viên khẳng định là “chưa thực hiện”. Việc “Xây dựng, thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng để tổ chức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ”, có 90.0% cán bộ, 78.6% giáo viên khẳng định thực hiện “thường xuyên”. Đối với việc “Xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng múa cho trẻ” cũng nhận được 70.0% và 51.2% giáo viên đánh giá là thực hiện “thường xuyên”. Nhưng khi hỏi về “Xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng các phương pháp dạy học để giáo dục kỹ năng múa cho trẻ”, đã có 65.0% cán bộ và 57.1% giáo viên được hỏi trả lời là “thỉnh thoảng” mới xây dựng được kế hoạch, song tuỳ theo từng nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ để đưa ra kế hoạch sử dụng phương pháp cho phù hợp.

Mặt khác, giáo viên cũng không có kế hoạch hoạt động cũng như kế hoạch giáo dục kỹ năng múa cho trẻ ở từng hoạt động cụ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do CBQL giáo dục ở các trường, cán bộ phụ trách chuyên môn mới tập trung chủ yếu vào việc

quản lý chuyên môn, chưa chú ý quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ thông qua các hoạt động. Qua điều tra cho thấy việc “Xây dựng, thực hiện kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ vào các nội dung giáo dục khác” có tới 75.0% CBQL và 67.1% giáo viên thừa nhận là “chưa thực hiện”. Vì vậy, việc quản lý xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non là chưa chuyên sâu, thậm chí có nội dung còn bị coi nhẹ.

2.3.2. Chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non

2.3.2.1. Về nội dung chương trình

Kết quả xử lý số liệu điều tra ở bảng 2.7, cho thấy trong số 6 nội dung quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội thì có 2 nội dung được cả CBQL giáo dục và giáo viên đánh giá thực hiện ở mức độ “tốt” là nội dung “Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi” và nội dung “Thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên trong thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ”. Đây là kết quả phản ánh đúng thực trạng công tác quản lý nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ đang được thực hiện tại các trường mầm non huyện Ba Vì hiện nay.

Riêng nội dung “Quản lý việc bồi dưỡng giáo viên về tích hợp giáo dục kỹ năng múa qua hoạt động dạy học” tuy có chút khác biệt khi so sánh các số liệu giữa các mức độ tốt, khá và chưa làm, song nhìn chung được CBQL và giáo viên đã thống nhất đánh giá nội dung quản lý này đạt ở mức “khá” với trên 80% số ý kiến của CBQL, giáo viên trả lời. Để khẳng định thêm sự chính xác kết quả điều tra, tác giả đã xin phép Ban giám hiệu các trường mầm non và tham gia cùng CBQL nghiên cứu giáo án của giáo viên dạy “xếp hình” và “vẽ và tô màu” thì thấy rõ những nội dung giáo dục các kỹ năng múa cần thiết cho trẻ được lồng ghép bằng những tình huống, những ví dụ cụ thể để trẻ tự nghiên cứu, giải quyết từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo ứng xử phù hợp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, vẫn còn 15% ý kiến CBQL và 26,8% ý kiến giáo viên đánh giá nội dung “Có cơ chế phối hợp giữa giáo viên và CBQL về xây dựng nội dung

giáo dục kỹ năng múa cho trẻ” thực hiện ở mức độ yếu; với nội dung “Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi”, có 5.0% cán bộ CBQL cùng với 12.8% giáo viên cho rằng việc thực hiện còn “yếu”, hay nội dung “Quản lý nội dung chương trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ thông qua các giờ lên lớp theo chủ đề xác định” với 5.0% ý kiến cán bộ và 7.1% ý kiến giáo viên đánh giá thực hiện ở mức “yếu”. Đây là những ý kiến đánh giá, đặt ra cho các cơ quan hữu quan, các nhà quản lý giáo dục ở nhà trường phải suy nghĩ để tìm ra giải pháp khắc phục những điểm còn hạn chế, để thúc đẩy việc quản lý thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non đạt hiệu quả tốt nhất.

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, giáo viên về tổ chức thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

Mức độ thực hiện

TT Nội dung khảo sát ĐT Tốt Khá Chưa

KS thực hiện

SL % SL % SL %

1

Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng múa CB 17 85.0 2 10.0 1 5.0 cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi GV 55 78.6 6 8.6 9 12.8 Quản lý nội dung chương trình giáo dục CB 13 65.0 6 30.0 1 5.0 2 kỹ năng múa cho trẻ thông qua các giờ

GV 40 57.1 25 35.7 5 7.1 lên lớp theo chủ điểm xác định

Quản lý việc bồi dưỡng giáo viên về tích CB 3 15.0 16 80.0 1 5.0 3 hợp giáo dục kỹ năng múa qua hoạt động

GV 9 12.8 58 82.9 3 4.3 dạy học

Có cơ chế phối hợp giữa giáo viên và CB 15 75.0 2 10.0 3 15.0 4 CBQL về xây dựng nội dung giáo dục kỹ

GV 47 67.1 3 4.3 20 28.6 năng múa cho trẻ

Thực hiện nghiêm kế hoạch khen CB 3 15 14 70.0 3 15.0 6 thưởng, kỷ luật trong thực hiện nội dung

GV 0 0 52 51.2 18 25.7 giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Như vậy, quản lý nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội được thực hiện một cách khá đầy đủ và đạt được ở mức “khá” trở lên đều đạt trên 70.0%, các ý kiến của CBQL và giáo viên đánh giá, đây là điều kiện thuận lợi để các cấp quản lý và giáo viên thực hiện tốt các nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ thông qua dạy học, tổ chức vui chơi, dã ngoại cho trẻ. Tuy nhiên, cũng từ kết quả khảo sát cho thấy quản lý nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội vẫn còn có nội dung quản lý chưa được CBQL giáo dục, giáo viên quan tâm một cách đầy đủ, nên có tới 15.0% cán bộ và 25.7% giáo viên đánh giá việc thực hiện quản lý “Thực hiện nghiêm kế hoạch khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ” còn “yếu”.

2.3.2.2. Quản lý cơ sở vật chật đảm bảo hoạt động giáo dục kỹ năng múa có học sinh các trường mầm non

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL giáo dục, giáo viên về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

Mức độ cần thiết

TT Nội dung khảo sát ĐT Tốt Khá Trung Yếu

KS bình SL % SL % SL % SL % Sử dụng có hiệu quả CB 13 65.0 4 20.0 2 10.0 1 5.0 1 kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng GV 3 4.3 55 78.6 3 4.3 9 12.8 múa cho trẻ Hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết CB 17 85.0 2 10.0 1 5.0 0 0.0 2 bị và đồ dùng cho hoạt động giáo dục kỹ năng GV 40 57.1 25 35.7 5 7.1 0 0.0 múa cho trẻ

4 Phát động phong trào tự

GV 50 71.4 6 8.6 9 12.8 5 7.1 làm đồ dùng dạy học, đồ

chơi để phục vụ giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

Đăng ký sử dụng có hiệu CB 18 90.0 2 10.0 0 0 0 0.0 5 quả đồ dùng, học cụ, đồ

chơi để giáo dục kỹ năng GV 55 78.6 12 17.1 3 4.3 0 0.0 múa cho trẻ

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả điều tra ở bảng 2.7 cho

thấy việc quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội được quản lý khá chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. Với tinh thần lấy trẻ làm trung tâm, các trường đã làm tốt việc “Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho giáo dục kỹ năng múa cho trẻ” với 75.0% CBQL giáo dục và 78.6% giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “tốt”; công tác “Mua sắm tài liệu, đồ dùng học cụ, đồ chơi và phương tiện phục vụ cho giáo dục kỹ năng múa cho trẻ” cũng nhận được 80.0% ý kiến CBQL giáo dục và 67.1% ý kiến giáo viên đánh giá ở mức “tốt”.

Tuy nhiên, khi được hỏi về việc “Sử dụng có hiệu quả kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ”, vẫn còn 5.0% ý kiến CBQL giáo dục và 12.8% giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức “yếu”. Sở dĩ có đánh giá như vậy là do CBQL giáo dục khi đưa ra những quyết định chi tiêu nhằm bảo đảm cho các hoạt động vui chơi, dã ngoại để giáo dục kỹ năng múa cho trẻ chưa nhận được sự đồng thuận cao của một số cán bộ, giáo viên; cùng với đó là mức độ thường xuyên và hiệu quả thực hiện “Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi để phục vụ giáo dục kỹ năng múa cho trẻ”, chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa có hiệu quả thiết thực, nên vẫn còn 5.0% ý kiến CBQL giáo dục và 7.1% ý kiến của giáo viên đánh giá việc quản lý này còn “yếu”.

Tóm lại, ngoài đội ngũ giáo viên trực tiếp giáo dục kỹ năng múa cho trẻ thì các yếu tố khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, đồ chơi là những yếu tố góp phần không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì hiện nay. Do đó, việc quản lý tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện dạy học, đồ chơi của trẻ sẽ có tác động lớn đến hiệu quả

Việc quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật hỗ trợ thực hiện giáo dục kỹ năng múa cho trẻ đạt được những thành công bước đầu và phục vụ được cho việc dạy kỹ năng tại các trường mầm non, nhưng vấn đề kinh phí hỗ trợ giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay vẫn còn những tồn tại nhất định đòi hỏi các nhà quản lý cần quan tâm xem xét để tìm ra hướng giải quyết nhằm đảm bảo cho giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ trường mầm non huyện Ba Vì đạt hiệu quả tốt nhất.

2.3.3. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thực hiện giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp cho CBQL giáo dục ở nhà trường đánh giá đúng chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo động lực thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả tác động quản lý của chủ thể. Khi nghiên cứu về công tác kiểm tra giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì cho thấy, nếu CBQL không thường xuyên làm tốt việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, giáo viên, sẽ dẫn đến tình trạng “làm ít báo cáo nhiều”, báo cáo có tính đối phó trong hoạt động.

Cách thức xếp loại được xác định là: xếp loại tốt là những trường tiến hành kiểm tra thường xuyên, đánh giá chính xác việc tổ chức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ và rút kinh nghiệm kịp thời; xếp loại khá là những trường có kiểm tra, đánh giá như các trường xếp loại tốt nhưng việc rút kinh nghiệm chưa thật tốt; xếp loại trung bình là những trường có kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm nhưng còn mang tính hình thức; xếp loại yếu là những trường rất ít kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm, thậm chí chưa làm công việc này.

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL giáo dục, giáo viên về kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

Mức độ cần thiết

TT Nội dung khảo sát ĐT Tốt Khá Trung Yếu

KS bình

SL % SL % SL % SL %

Kế hoạch tổ chức các CB 17 85.0 2 10.0 1 5.0 0 0.0

1 hoạt động vui chơi, dạy

học để giáo dục kỹ năng GV 55 78.6 6 8.6 9 12.8 0 0.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)