Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

học sinh các trường mầm non công lập huyện Ba Vì

2.4.1. Những kết quả đạt được

Một là, giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì,

địa phương, sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn ngành giáo dục huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, giúp cho các CBQL giáo dục, giáo viên xác định tốt ý thức trách nhiệm trong quản lý, giáo dục kỹ năng múa cho trẻ.

Hai là, cấp uỷ, chi bộ và ban giám hiệu của các trường mầm non luôn có

chương trình, kế hoạch với nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng múa cho trẻ nói riêng.

Ba là, các tổ chức đoàn thể của trường mầm non đã phối hợp với cơ quan

chức năng của địa phương để tham mưu, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ trong xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi.

Bốn là, đội ngũ CBQL, giáo viên luôn quán triệt, nhận thức đúng đường lối,

chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn trong quản lý và giáo dục kỹ năng múa cho trẻ.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế

Nhận thức của CBQL và giáo viên các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội về nội dung quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ là tương đối cao, song công tác tuyên truyền để giáo viên và phụ huynh hiểu về vị trí, vai trò, tác dụng của giáo dục kỹ năng múa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ thì chưa được làm tốt. Chính vì vậy, đã dẫn đến tình trạng có sự nhận thức chưa đầy đủ của giáo viên, sự hạn chế trong nhận thức của cha, mẹ trẻ đối với vai trò của giáo dục kỹ năng múa. Một số CBQL giáo dục tại các trường mầm non huyện Ba Vì còn đặt việc quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ vào vị trí thứ yếu, chỉ lồng ghép vào các hoạt động là chủ yếu, chưa quan tâm đến việc tích hợp giáo dục kỹ năng múa thông qua dạy học, tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoại khóa, nên dẫn đến chưa có biện pháp chỉ đạo thường xuyên đối với giáo viên trong giáo dục kỹ năng múa trẻ.

Một số CBQL ở một số trường mầm non huyện Ba Vì chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết cho hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, còn biểu hiện làm qua loa đại khái, mang nặng tính hình thức. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục kỹ năng múa cho giáo viên chưa tốt, vì có CBQL giáo dục cho việc bồi dưỡng kiến thức về giáo dục kỹ năng múa là không cần thiết, do coi giáo dục kỹ năng múa là thứ yếu nên việc kiểm tra đánh giá của người quản lý chỉ là hình thức, chưa đánh giá thực chất để rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau làm tốt hơn. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, một số giáo viên chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với sự đổi mới của xã hội hiện nay. Công tác quản lý giáo dục kỹ năng múa của một số cán bộ còn thể hiện sự gò bó, chưa có sự sáng tạo, đổi mới, chưa phù hợp tình hình thực tiễn của nhà trường và đặc điểm, tâm lý của trẻ mầm non.

Mặc dù công tác quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ đã được các trường và cơ quan chuyên trách về giáo dục của địa phương chú trọng, CBQL giáo dục, giáo viên đã sử dụng nhiều biện pháp quản lý song cơ sở vật chất cũng như nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ mầm non còn hạn chế nên hiệu quả giáo dục kỹ năng múa chưa đạt được kết quả như kỳ vọng của các cấp quản lý giáo dục và phụ huynh học sinh.

2.5.2.2. Nguyên nhân

Một số CBQL giáo dục ở trường mầm non, giáo viên, cha mẹ trẻ chưa thật sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng múa cho trẻ. Kế hoạch dạy học, giáo dục của một số trường mầm non chưa thể hiện rõ, đầy đủ từng nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ ở từng giai đoạn phát triển của trẻ. Một số giáo viên thiếu sự năng động, tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ. Quá trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ của giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, chưa thấy được vai trò tích hợp của việc tổ chức các hoạt động vui chơi, dã ngoại để giáo dục, rèn luyện kỹ năng múa cho trẻ.

Hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì chưa được đầu tư đúng mức về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, chưa phát huy hết vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhà trường để giáo dục, rèn luyện kỹ năng múa cho trẻ. Bên cạnh đó, có hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ còn chạy theo phong trào, thiếu đầu tư và mục đích tổ chức nên chưa phát huy hiệu quả.

Công tác quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội vẫn còn mang tính hình thức, thiếu kế hoạch chiến lược. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo tính thường xuyên nên những tồn tại, thiếu sót không được kịp thời khắc phục.

Năng lực của giáo viên, nhân viên trực tiếp giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non còn có mặt yếu kém, thực hiện giáo dục kỹ năng múa cho trẻ còn mang tính kinh nghiệm, vốn sống, tự phát nên hiệu quả giáo dục kỹ năng múa cho trẻ chưa cao.

Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc giáo dục kỹ năng múa cho trẻ chưa sâu rộng đến từng gia đình, phụ huynh của trẻ nên việc phối hợp giáo dục kỹ năng múa cho trẻ còn gặp nhiều bất cập và thiếu sự hợp tác.

Tiểu kết chương

Trong chương 2, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng múa và quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, bước đầu đã được cơ quan chức năng, CBQL nhà trường, giáo viên và cha, mẹ của trẻ quan tâm một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan nên việc quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ chưa đồng bộ và chưa đạt được hiệu quả cao. Hiện nay, sự quan tâm giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội vẫn chưa đầy đủ, toàn diện trên tất cả các nội dung, dẫn đến công tác quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ còn hạn chế, các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ chưa thiết thực, chưa mang tính khả thi. Do vậy, để khắc phục tình trạng này đòi hỏi CBQL giáo dục của nhà trường phải nghiên cứu để tìm ra

những biện pháp mang tính khoa học, đồng bộ, có tính khả thi để quản lý có chất lượng giáo dục kỹ năng múa cho trẻ. Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng giáo dục kỹ năng múa cho trẻ và quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là cơ sở để tác giả xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội một cách cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non trong những năm tới. Đây là nội dung được trình bày ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG MÚA CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)