Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng múa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 68 - 69)

năng múa cho học sinh tại các trừờng mầm non công lập huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Trước hết, các biện pháp đề xuất phải kế thừa các biện pháp đang sử dụng, có tính truyền thống và vẫn đảm bảo tính hiệu quả, khả thi. Biện pháp mới được xây dựng trên nền tảng của biện pháp cũ, làm mới và tối ưu hóa các biện pháp đang có, hài hòa và không ảnh hưởng tiêu cực tới các biện pháp đang có. Nguyên tắc kế thừa cũng thể hiện trên việc đề xuất, xây dựng các biện pháp mới sử dụng các thành tựu, kết quả hiện có về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Các biện pháp mới sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp cải tạo những vấn đề còn tồn tại, hạn chế mà thôi. Nếu không đảm bảo tính kế thừa, các biện pháp để xuất mới sẽ tạo nên những thay đổi, những xáo trộn lớn, có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học. Ngoài ra, việc không đảm bảo tính kế thừa sẽ làm cho các biện pháp trở nên thiếu tính khả thi; thậm chí không đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra ban đầu.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý và thực hiện giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, phải được xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý và giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Tránh tình trạng đưa ra các biện pháp xa rời với thực tiễn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, tổ chức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường mầm non huyện Ba Vì và khắc phục những mặt hạn chế trong quản lý giáo dục kỹ năng múa cho trẻ đã diễn ra trong thời gian qua.

Các biện pháp quản lý phải phù hợp với hoạt động giáo dục kỹ năng múa thông qua hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội nhằm đạt được mục tiêu quản lý và có ý nghĩa trong thực tế giáo dục mầm non hiện nay.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất công tác quản lý và giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Việc đề xuất các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính hệ thống và sự đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý. Các biện pháp đề xuất phải có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ và bổ trợ cho nhau. Biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở tạo hiệu quả trong quản lý và giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi

Đặc điểm ở mỗi con người thì mang tính lịch sử, tính xã hội, tính dân tộc và giai cấp có nghĩa là thường xuyên biến đổi theo yêu cầu phát triển của xã hội ngày càng văn minh. Trẻ em cũng như thế, các khả năng và năng khiếu của trẻ cũng khác nhau nên việc tổ chức dạy học kỹ năng múa cần phải phù hợp với các đối tượng, cần phải phân loại trẻ trường khi tổ chức dạy. Biện pháp đề xuất phải có thể áp dụng được trong quá trình quản lý và giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Để đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi phải bám sát thực tế hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục; phù hợp với điều kiện thực tế tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Yêu cầu tính khả thi cũng đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý và giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)