Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho học sinh các trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 40 - 51)

trường mầm non công lập huyện Ba Vì

2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên và phụ huynh về vai trò của giáo dục kỹ năng múa cho học sinh các trường mầm non công lập huyện Ba Vì

Nhận thức về vai trò của giáo dục kỹ năng múa cho trẻ là rất quan trọng, đặc biệt với những người làm công tác quản lý giáo dục ở nhà trường nói chung, trường mầm non nói riêng. Nếu CBQL giáo dục, giáo viên, phụ huynh có nhận thức đúng đắn về hoạt động giáo dục kỹ năng múa thì đó chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, tiến hành các hoạt dộng giáo dục ở nhà trường và gia đình và xã hội có liên quan đến giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay.

Qua khảo sát và xử lý kết quả điều tra về nhận thức của CBQL giáo dục, giáo viên, phụ huynh về vai trò của giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non, được biểu hiện cụ thể ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Ý kiến CBQL giáo dục, giáo viên, phụ huynh về vai trò của giáo dục kỹ năng múa cho trẻ

Mức độ cần thiết

TT Nội dung khảo sát ĐT Rất cần Cần thiết Không cần

KS thiết thiết

SL % SL % SL %

1 Giáo dục kỹ năng múa nhằm CB 20 100 0 0 0 0 hình thành và phát triển toàn GV 56 80.0 14 20.0 0 0

giúp trẻ hình thành, phát triển GV 58 82.8 12 11.2 0 0 hành vi ứng xử có văn hóa PH 73 73 10 10.0 17 17.0 3 Giáo dục kỹ năng múa giúp trẻ CB 20 100 0 0 0 0

sống chủ động, tính tích cực, tự GV 64 91.2 6 8.8 0 0

tin hơn PH 84 84.0 16 16.0 0 0

4 Giáo dục kỹ năng múa giúp trẻ CB 18 90.0 2 10.0 0 0 phát triển trí tuệ, thể chất và GV 55 78.6 12 17.1 3 4.3 năng lực thẩm mỹ PH 79 79.0 15 15.0 6 6.0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi ở

bảng 2.2 cho thấy, CBQL giáo dục, giáo viên và phụ huynh của trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì hầu hết đều có nhận thức đúng, khá đầy đủ về vị trí, vai trò của giáo dục kỹ năng múa đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Cụ thể như sau:

Một là, đánh giá của CBQL giáo dục tại các trường mầm non

CBQL giáo dục tại các trường mầm non đánh giá cao vai trò của giáo dục kỹ năng múa trong quá trình giáo dục, giáo dục kỹ năng múa là điều kiện quan trọng để rèn luyện hành vi, kỹ năng cho trẻ, phát huy được tính tích cực chủ động, rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử của trẻ trong các tình huống khác nhau, đồng thời giúp trẻ vui vẻ hòa đồng, sống khỏe, hiệu quả hơn. Cụ thể khi được hỏi về “Hoạt động giáo dục kỹ năng múa góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ”, đã có 100% CBQL giáo dục tại các trường mầm non khẳng định “rất cần thiết” vì thông qua giáo dục kỹ năng múa sẽ giúp cho trẻ hình thành, phát triển nhân cách một cách toàn diện; 90% CBQL giáo dục cho rằng “Giáo dục kỹ năng múa giúp trẻ phát triển trí tuệ, thể chất và năng lực thẩm mỹ” có vai trò “rất cần thiết” và nó là cách tốt nhất để tiến hành giáo dục nhằm từng bước hình thành tư duy thẩm mỹ. Giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non là một trong các hoạt động góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Cô giáo T. T. H. M., Hiệu trưởng một trường mầm non

sâu, mở rộng nội dung học tập của trẻ”. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến của một số chuyên viên giáo dục cho rằng các hoạt giáo dục hiện nay của các trường mầm non vẫn chủ yếu tập trung vào giáo dục văn hoá, chưa đặt giáo dục kỹ năng múa vào đúng vị trí quan trọng trong nội dung chương trình giáo dục của trường. Từ đó dẫn đến nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ chưa được quan tâm tại các trường mầm non.

Hai là, đánh giá của giáo viên

Đa số giáo viên đều khẳng định vai trò của giáo dục kỹ năng múa trong việc hình thành và từng bước phát triển đạo đức nhân cách của trẻ mầm non, chính vì vậy có 82.8% số giáo viên được hỏi khẳng định “Hoạt động giáo dục kỹ năng múa góp phần hình thành, phát triển các hành vi ứng xử có văn hoá” là “rất cần thiết”; trong khi đó “Giáo dục kỹ năng múa giúp trẻ sống chủ động, tính tích cực, tự tin hơn” có đến 90,1% giáo viên khẳng định là “rất cần thiết”. Tuy nhiên, vẫn còn 4.3% giáo viên cho rằng “Giáo dục kỹ năng múa giúp trẻ phát triển trí tuệ, thể chất và năng lực thẩm mỹ” là “không cần thiết”.

Ba là, đánh giá của phụhuynh học sinh

Kết quả điều tra (bảng 2.2) đã cho thấy đại đa số phụ huynh đều nhận thức được vai trò to lớn của hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, chính vì vậy có tới hơn 84% ý kiến được hỏi đánh giá đúng về mức độ quan trọng của các nội dung trong hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, cụ thể là “Giáo dục kỹ năng múa giúp trẻ sống chủ

động, tính tích cực, tự tin hơn”. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh chưa nhận thức hết được vai trò giáo dục to lớn của các hoạt động giáo dục kỹ năng múa đối với việc phát triển kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho trẻ tại các trường mầm non, chính vì vậy vẫn còn 17.0% ý kiến cho rằng việc: “Giáo dục kỹ năng múa nhằm giúp trẻ hình thành, phát triển hành vi ứng xử có văn hóa” là “không quan trọng”. Để làm rõ lý do, tác giả tiếp tục phỏng vấn một số phụ huynh với câu hỏi: “theo ông/bà giáo dục kỹ năng múa có vai trò như nào đối với việc hình thành, phát triển nhân cách, đạo đức lối sống cho trẻ”, khi được hỏi một số phụ huynh vẫn khẳng định là các cháu khi đến lớp, đến trường mầm non, chỉ cần các cô giáo thường xuyên chăm sóc ăn, uống, ngủ nghỉ, dạy các cháu các trò chơi và cách giao tiếp với mọi người là đủ và mong muốn

nhà trường, cô giáo tổ chức hoạt động cả tuần để giúp phụ huynh quản lý con cái, để phụ huynh yên tâm lao động, công tác (tập trung ở những phụ huynh bận công việc) và một số phụ huynh cũng thấy được việc cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng múa ở nhà trường, lớp là giúp trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống chung với mọi người, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin, chứ không phải vì hoạt động này có tác dụng hình thành, phát triển khả năng sống an toàn, khoẻ mạnh, thành công. Còn lại là các phụ huynh cho rằng việc giáo dục kỹ năng múa cho trẻ chủ yếu là trách nhiệm của giáo viên, nhà trường nên không có ý kiến tham gia.

Như vậy, CBQL, giáo viên và phụ huynh có con gửi tại các trường mầm non đều nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng múa cho trẻ. Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên, phụ huynh nhận thức chưa thật toàn diện về vai trò của giáo dục kỹ năng múa, nên ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục kỹ năng múa cho trẻ. Từ việc nhận thức của CBQL giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng múa đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của trẻ tại các trường mầm non là không đồng đều, đặc biệt là nhận thức của các chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý và tổ chức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, từ đó dẫn đến việc thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ không được toàn diện và không đạt hiệu quả như mục tiêu đã định. Để thấy rõ được điều này tác giả tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

2.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng múa cho học sinh các trường mầm non công lập huyện Ba Vì

Hiện nay, nội dung giáo dục phát triển theo hướng nâng cao khả năng sáng tạo của trẻ, năng lực hợp tác, tính tập thể, sự độc lập trong suy nghĩ, kỹ năng thực hành, vận dụng thực tiễn… Những nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau, trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung khảo sát 5 nhóm kỹ năng múa giáo dục cho trẻ là: kỹ năng về bản thân; kỹ năng quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thực hiện công việc và kỹ năng ứng phó với thay đổi.

Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ, giáo viên về nội dung giáo dục kỹ năng múa

Nội dung

Mức độ thực hiện

TT ĐTKS Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện

khảo sát SL % SL % SL % 1 Kỹ năng CB 17 85.5 3 15.0 0 0.0 mô phỏng GV 62 88.6 5 7.1 3 4.3 2 Kỹ năng CB 17 85.0 3 15.0 0 0.0 khống chế GV 60 85.7 9 12.9 1 1.4 3 Kỹ năng CB 2 10.0 7 35.0 11 55.0 mở, nhảy GV 5 7.1 6 8.6 59 84.3 4 Kỹ năng CB 3 15.0 15 75.0 2 10.0 xoay GV 55 78.6 6 8.6 9 12.8

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả điều tra cho thấy hầu hết

CBQL giáo dục, giáo viên của các trường mầm non huyện Ba Vì đều quan tâm đến các nội dung giáo dục kỹ năng múa cho trẻ, tuy nhiên cách thức vận dụng, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng múa vào giờ dạy, lồng ghép vào các giờ vui chơi của trẻ một cách cụ thể thì nhận thức của một số CBQL giáo dục, giáo viên chưa đồng đều và chưa thực sự quan tâm đúng mức trong giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non. Một số kỹ năng múa quan trọng chưa được CBQL chỉ đạo cho giáo viên và chính giáo viên cũng chưa mạnh dạn tích hợp vào nội dung dạy trẻ một cách thường xuyên.

Nhóm kỹ năng xoay vẫn còn tới 10.0% ý kiến cán bộ và 12.8% ý kiến giáo viên cho biết là chưa được thực hiện trong quá trình giáo dục cho trẻ. Lý giải cho điều này, theo quan sát của tác giả, việc giáo dục kỹ năng múa cho trẻ mầm non trên

Quá trình nghiên cứu cụ thể đối với từng nhóm kỹ năng múa giáo dục cho trẻ, kết quả cho thấy: đối với kỹ năng mô phỏng và kỹ năng khống chế thường xuyên được các giáo viên đưa vào giảng dạy giúp học sinh hình thành kỹ năng múa. Theo kết quả trao đổi trực tiếp với giáo viên thì nhóm kỹ năng về mô phỏng, được giáo viên dạy

nhiều nhất cho trẻ. Điều này nói lên sự thống nhất giữa kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn khảo sát.

2.2.3. Thực trạng sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng múa cho học sinh các trường mầm non công lập huyện Ba Vì

Để hiểu rõ hơn về các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Ba Vì, đề tài tổ chức khảo sát đánh giá của CBQL và giáo viên về vấn đề này, kết quả như sau:

Bảng 2.4. Ý kiến của CBQL, giáo viên về phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng múa cho học sinh

Mức độ thực hiện

TT Nội dung khảo sát ĐT Thường Thỉnh Chưa thực

KS xuyên thoảng hiện

SL % SL % SL %

I Phương pháp giáo dục kỹ năng múa cho học sinh

1 Phương pháp thực hành CB 17 85.0 3 15.0 0 0.0 GV 60 85.7 9 12.9 1 1.4 2 Phương pháp thuyết trình CB 2 10.0 11 55.0 7 35.0 GV 5 7.1 59 84.3 6 8.6

II Hình thức giáo dục kỹ năng múa cho học sinh

1

Qua chế độ sinh hoạt trong ngày CB 15 75.0 3 15.0 2 10.0 của trẻ ở trường GV 55 78.6 6 8.6 9 12.8

2 Qua hoạt động có chủ đích

CB 6 30.0 13 65.0 1 5.0 GV 25 35.7 40 57.1 5 7.1

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Qua bảng số liệu điều tra ở bảng

năng múa cho trẻ. Cụ thể là 85.0% CBQL, 85.7% giáo viên được điều tra khẳng định là trong quá trình giáo dục kỹ năng múa cho trẻ mầm non, giáo viên đã “sử dụng phương pháp thực hành” để tuyên truyền, giáo dục kỹ năng múa cho trẻ; với “phương pháp thuyết trình”, có 35.0% CBQL và 8.0% giáo viên khẳng định đã từng sử dụng phương pháp này để giáo dục kỹ năng múa cho trẻ. Như vậy, việc sử dụng các phương pháp

giáo dục kỹ năng múa cho trẻ đã được CBQL và giáo viên quan tâm sử dụng, tuy nhiên vẫn có phương pháp chưa được sử dụng để rèn luyện kỹ năng múa cho trẻ như “phương pháp nghiên cứu tình huống”. Trao đổi với CBQL giáo dục và giáo viên trường mầm non Vật Lại về vấn đề này, tác giả được biết thêm nguyên nhân mà giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng một số phương pháp giáo dục kỹ năng múa cho trẻ là do giáo viên phải làm nhiều việc đối với trẻ trong một ngày và chưa có nhiều kinh nghiệm để vận dụng phương pháp dạy học vào giáo dục kỹ năng múa cho trẻ.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy các hình thức giáo dục kỹ năng múa qua hoạt động có chủ đích chưa thực sự được giáo viên quan tâm một cách thường xuyên, liên tục, có 65.0% CBQL giáo dục và 57.1% ý kiến của giáo viên đánh giá là “chưa thường xuyên” sử dụng. Khi phỏng vấn CBQL giáo dục ở một số trường mầm non của huyện Ba Vì, cho thấy hình thức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ “qua chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ ở trường” là được sử dụng thường xuyên nhất có 75.0% cán bộ và 78,6% giáo viên khẳng định là thường xuyên vận dụng, trong khi đó có 10.0% cán bộ và 12.8% giáo viên được hỏi cho là chưa thực hiện. Như vậy, hình thức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ tại các trường mầm non huyện Ba Vì hiện nay thì nhiều hình thức chưa được đưa vào sử dụng như “qua tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường” chưa được giáo viên thực hiện thường xuyên, nên có ảnh hưởng nhất định đến kết quả giáo dục kỹ năng múa cho trẻ.

Ngày nay, hoạt động giáo dục kỹ năng múa cho trẻ ngày càng phổ biến và trường mầm non cũng không ngoại lệ. Các trường có nhiều hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng múa cho trẻ khác nhau. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế, điều kiện của mỗi trường và nhận thức của CBQL giáo dục, giáo viên mà công tác giáo dục kỹ năng múa cho trẻ mầm non, cần có sự linh hoạt trong cách thức tổ chức. Qua tìm hiểu thực tế, cho thấy các trường mầm non huyện Ba Vì chủ yếu giáo dục kỹ năng múa thông qua qua chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ ở trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh tại các trường mầm non công lập huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 40 - 51)