Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 29 - 33)

1.3.1. Nhân tố bên ngoài

Nhân tố bên ngoài bao gồm: kinh tế, lực lượng lao động, pháp luật, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh và khách hàng

Môi trường kinh tế: Xu hướng hội nhập toàn cầu hóa mạnh mẽ giữa các

nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới, đã mang lại những cơ hội và nhiều thách thức. Các ngân hàng thương mại có các cơ hội đó là: kỹ năng quản lý ngân hàng hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới, và những thách thức: năng lực tài chính yếu, trình độ cán bộ bất cập, quy trình hoạt động chưa tuân đúng chuẩn mực chung,... Vì vậy, hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi ngân hàng nắm bắt xu hướng phát triển của kinh tế thị trường thế giới, nghiên cứu, phát hiện các thị trường tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến về kinh tế và chính trị, theo dõi chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn có ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế giới và tận dụng các cơ hội để có những chiến lược đối mặt với thách thức.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Với đội ngũ lao động giỏi,

Nền kinh tế đã tác động ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến các ngân hang thương mại. Trong thời gian qua, tình hình kinh doanh khó khăn hơn nên Ngân hàng đã cắt giảm chi phí, điều chỉnh nguồn lực phù hợp với tình hình hiện tại. Điều đó cũng gây ảnh hưởng tới tuyển dụng đào tạo và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, ngân hàng cần phải duy trì nhân lực có tay nghề cao.

Khi ngân hàng có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, đơn vị cần tuyển thêm nhân sự, tăng cường đào tạo trình độ năng lực cho nhân viên. Khi mở rộng kinh doanh thì nhu cầu đơn vị cần thêm nhân sự có trình độ, đơn vị phải có phương án tăng thu nhập,, tăng phúc lợi để thu hút và giữ nhân, đồng thời tạo nguồn lực có chất lượng cao.

Lực lượng lao động được pháp luật quy định theo độ tuổi, nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi là những người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động bao gồm những người có việc làm và những người không có việc làm thể hiện qua giới tính, tuổi tác, chuyên môn nghề nghiệp, trình độ học vấn, số lượng lao động và cơ cấu lao động ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong các đơn vị, doanh nghiệp.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, nhu cầu của nền kinh tế thị trường cần nhiều lao động giỏi, lành nghề. Với dân số ngày càng phát triển, nhu cầu việc làm ngày càng tăng. Ví dụ về lao động nữ trong độ tuổi sinh nở chiếm đại đa số trong các đơn vị, doanh nghiệp. Khi giai đoạn sinh nở lao động nữ được nghỉ 6 tháng, nên khoảng thời gian đó đơn vị thiếu hụt nhân sự hoặc chuẩn bị nhân sự thay thế. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm cho các nhà quản trị nhân lực.

Môi trường pháp lý

Luật lao động của nước ta đã được ban hành và áp dụng. Văn bản pháp luật quy định luật lao động đối với các Công ty liên doanh, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Hệ thống pháp luật buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ hệ thống pháp luật quan tâm đến quyền lợi của người lao động và môi trường.

Nhân tố thông tin và khoa học công nghệ

Đòi hỏi Trí tuệ của nhân lực đòi hỏi ngày càng cao để đáp ứng được sự phát triển của khoa học công nghệ, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đơn vị thu hút thêm nhiều lao động lao động phải có chuyên môn kỹ thuật, có sức khỏe tốt để phục vụ cho công việc. Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy công cuộc cách mạng khoa học công nghệ, thương mại quốc tế, sự cạnh tranh về dịch vụ, hàng hóa ngày càng cạnh tranh gay gắt bởi chất lượng nguồn nhân lực.

Đối thủ cạnh tranh

Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các đơn vị, doanh nghiệp chịu sự tác động bởi môi trường đầy cạnh tranh trên các khía cạnh: nhân lực, sản phẩm, thị trường. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển chỉ có con đường duy nhất là quản trị nhân lực thật hiệu quả. Các doanh nghiệp phải có các chế độ chính sách thu hút nhân tài và giữ chân người lao động gắn bó với đơn vị

mình (thăng chức, lương thưởng phù hợp, tạo môi trường làm việc, chế độ phúc lợi...).

Khách hàng: Khách hàng là mục tiêu của đơn vị. Sản phẩm, dịch vụ

của doanh nghiệp rất quan trọng đối với khách hàng, khách hàng mua những chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của mình. Sự sống còn của doanh nghiệp không thể thiếu một yếu tố quan trọng đó là doanh số. Doanh số do khách hàng đem lại cho doanh nghiệp. Người lao động phải hiểu rằng, khi không còn khách hàng đến với mình, đồng nghĩa là doanh số không còn và đồng lương không còn. Chính vì vậy, khách hàng có tầm quan trọng trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đòi hỏi Nhà quản trị phải có những phương án tối ưu nhất về nguồn nhân lực để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

Môi trường ngân hàng: Môi trường ngân hàng là yếu tố ảnh hưởng đến

sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả hệ thống ngân hàng [2, tr.20].

Hiện nay, nền kinh tế thị trường nước ta đang rất sôi động với rất nhiều thành phần kinh tế, những ngành nghề được quan tâm là nhất đó là nghề ngân hàng, nghề ngân hàng trở thành một nghề hot nhất thị trường. Môi trường làm việc trong ngành ngân hàng là thường được tiếp xúc với những vấn đề sôi động nhất của nền kinh tế: thị trường tài chính và tiền tệ. Với điều kiện làm việc cơ sở vật chất sang trọng và hiện đại. Tạo cơ hội thăng tiến, thu nhập cao cho người lao động.

1.3.2. Nhân tố bên trong

Môi trường bên trong là các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp. Môi trường bên trong chủ yếu là sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp, chính sách và chiến lược của doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp.

Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều có một sứ

mạng riêng và mục đích riêng của mình. Nhà quản trị, bộ phận, phòng ban đều hiểu và có một mục tiêu riêng của mình. Đơn vị luôn có định hướng đề ra mục tiêu cho các bộ phận, và các bộ phận thực hiện các mục tiêu đó.

Sứ mạng hay mục tiêu của doanh nghiệp là một yếu tố môi trường bên trong có tầm ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn như kinh doanh, marketing, sản xuất, tài chính và quản trị nguồn nhân lực. Việc đào tạo và huấn luyện là trọng tâm để phát triển lực lượng lao động của đơn vị. Đơn vị phải thiết kế và đề ra các chính sách lương, và thưởng phù hợp để động viên các nhân viên có nhiều sáng kiến, năng suất lao động cao. Nếu doanh nghiệp có tính bảo thủ đã hạn chế sự phù hợp thích ứng người có nhiều sáng kiến mới. Doanh nghiệp này ít chú trọng tới sự phát triển các cấp quản trị cấp thấp.

Chính sách, chiến lược của của doanh nghiệp: Chính sách, chiến lược

của doanh nghiệp về nhân lực. Các chính sách này là định hướng không cứng nhắc mà mềm mỏng, có thể điều chỉnh.

Văn hóa của doanh nghiệp: Mỗi Doanh nghiệp, tổ chức đều có văn hóa

đặc trưng riêng của đơn vị mình. Phát triển qua thời gian, hệ thống khuôn mẫu các giá trị nghi thức, biểu tượng quy định và thực tiễn. Văn hóa doanh nghiệp là giới hạn cho nhân viên trong đơn vị, gợi ý, chia sẻ, phân tích, xác định, giải quyết những vấn đề khi nhân viên gặp khó khăn. Văn hóa doanh nghiệp là không khí của doanh nghiệp đó, là hệ thống các giá trị, thói quen, chuẩn mực, qui định, điều kiện.. được chia sẻ cho toàn nhân viên trong toàn đơn vị.

Một doanh nghiệp có bầu không khí thoải mái, dễ chịu, năng động, nhiệt huyết, tin tưởng lẫn nhau, vui vẻ, hòa đồng, cởi mở thì tạo thì cho người lao động cảm thấy được khuyến khích, vui vẻ, thoải mái, nảy sinh ra các ý tưởng, các sáng kiến về công việc và giải quyết tốt các vấn đề. Vì vậy, bầu không khí văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành công việc trong đơn vị và thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người lao động và cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Công đoàn, cổ công có ảnh hưởng lớn đến phát triển nhân lực. Công đoàn là đại diện quyền lợi cho người lao động, công đoàn kết hợp với chính quyền chăm lo đời sống, vật chất cho lao động trong toàn đơn vị. Công đoàn có quyền tham gia tất cả các cuộc họp trong cơ quan về tất cả các vấn

đề liên quan tới lương, thưởng, khen thưởng, kỷ luật... Còn Cổ đông có quyền chất vấn Hội đồng quản trị hoặc lãnh đạo trong cuộc họp tài chính. Cổ đông có sức ép ảnh hưởng tới đại hội cổ đông bầu hội đồng quản trị mặc dù không phải là thành phần điều hành công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 29 - 33)