Thực trạng quản trị nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 46 - 71)

triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Thực trạng nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

2.2.1.1. Số lượng và cơ cấu nhân lực

a. Số lượng nhân lực

Ngân hàng là một ngành có tính đặc thù, nên nhân lực có một số đặc điểm biệt hơn so với các tổ chức, danh nghiệp kinh doanh khác. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Phú Thọ, số lượng nhân lực qua các thời kỳ được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Số lượng lao động của NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị: người Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng Số lượng lao động 617 642 680 715 736 759

Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Qua bảng trên, năm 2013 NHNN&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ có 617 người, năm 2018 số CBNV trong chi nhánh có 759 người, ta thấy số lượng lao động làm việc trong đơn vị ngày càng tăng nhưng số lượng tăng không nhiều. b. Cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Bảng dưới đây thể hiện cơ cấu lao động theo độ tuổi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi tại NHNN&PTNT – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Đơn vị: người, %

Cơ cấu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

tuổi

lượng lượng lượng lượng

51-60 23 3,38 41 5,73 37 5,03 35 4,61 tuổi 41-50 59 8,68 68 9,51 69 9,38 77 10,14 tuổi 31-40 274 40,29 306 42,80 362 49,18 370 48,75 tuổi Từ 30 tuổi trở 354 52,06 314 43,92 268 36,41 277 36,50 xuống

Qua Bảng 2.4. ta thấy cơ cấu nhân lực theo độ tuổi chi nhánh tỉnh Phú Thọ, phần lớn nhân lực có độ tuổi từ 30 tuổi trở xuống. Năm 2015, có 354 người (52,06%), Năm 2016, có 314 người (43,92%), Năm 2017, có 268 người (36,41%), Năm 2018, có 277 người (36,50%). Nhóm nhân lực trẻ, năng động, giàu nhiệt huyết, có sức khỏe tốt và làm việc gắn bó lâu dài với đơn vị. Nhưng đây là một khó khăn cho đơn vị vì số lao động trẻ sẽ có thời kỳ sinh nở nên ảnh hưởng đến công việc. Chi nhánh có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động vì có nguồn nhân lực trẻ hóa này.

Theo bảng trên ta thấy cơ cấu lao động theo độ tuổi trong ngân hàng có các nhóm sau:

Từ 51-60 tuổi: những lao động đã có nhiều kinh nghiệm thực tế, lao động này có sự suy giảm về sức khỏe và năng suất làm việc.

Từ 41- 50 tuổi: lao động có độ tuổi này có trình độ, kỹ thuật chuyên môn cứng và có nhiều ý kiến tham mưu cho lãnh đạo đơn vị.

Từ 31-40 tuổi: Lao động độ tuổi này là nhân lực cống hiến lớn nhất cho đơn vị, năng lực, chất lượng, sáng tạo, năng động đều hội tụ ở họ.

Dưới 30 tuổi: Đây là nhóm lao động trẻ, thích ứng nhanh, ham học hỏi,có khả năng sáng tạo, tinh thần sẵn sàng làm việc đầy nhiệt huyết.

Ta thấy, nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ rất đa dạng. Số lao động từ 31-40 chiếm số lượng lớn. Nguồn lực trẻ nhiều với nhiều tiềm năng lớn. Nhưng nguồn lực này còn thiếu kinh nghiệp, thiếu bình tĩnh, chưa có kinh nghiệm phán xét nên sẽ gây ảnh hưởng một phần không nhỏ đến sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đơn vị không thể thiếu sự kết hợp giữa tầng lớp nhận lực trẻ và nhân lực giàu kinh nghiệm để cùng nhau phát triển và đóng góp sự vững mạnh cho đơn vị.

Cơ cấu lao động theo giới tính của NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Cơ cấu lao động phân theo giới tính tại NHNN&PTNT – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính: người, %

Năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cơ cấu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

lượng lượng lượng lượng

1. LĐ

229 33,68 292 40,84 309 41,98 327 43,08

nam

2. LĐ Nữ 451 66,32 423 59,16 427 58,02 432 56.92

Tổng số 680 100,00 715 100,00 736 100,00 759 100,00

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh

tỉnh Phú Thọ, 2018

Qua bảng trên ta thấy: Bố trí lao động theo giới tính là rất quan trọng trong việc thiết kế, phân tích các kế hoạch, biện pháp chi tiết cụ thể trong kinh doanh đối với sự phát triển của ngân hàng. Bố trí hợp lý lao động nam, nữ ưu tiên cho yếu tố sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Thực tế, số lượng nữ trong NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ có tỷ trọng cao (khoảng 60%). Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nữ đang có xu hướng giảm xuống nhẹ từ năm 2016 - 2018. Do công việc đặc thù của ngân hàng cần sử dụng nhân lực nam đảm bảo về độ nhanh nhạy, sức khỏe. Nhưng ngành ngân hàng lại luôn thu hút lao động nữ nên tại chi nhánh chiếm phần lớn hơn là nữ giới.

2.2.1.2. Chất lượng nhân lực

a. Về trí lực

Chất lượng trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng lực cạnh tranh của chi nhánh. Trình độ nguồn nhân lực cùng với chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng, phong phú của các loại dịch vụ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Khách hàng đến giao dịch với ngân hàng cảm thấy tin tưởng, an toàn khi tiếp xúc với nhân viên có trình độ chuyên môn, thái độ lịch sự, nhanh nhẹn, năng động, nhiệt tình và

lòng cho khách hàng cũng như hoạt động của chi nhánh đạt được hiệu quả cao. Chi nhánh cần tăng sự động viên nhân viên và cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng nhân lực để nâng cao trình độ chuyên môn, thiết kế đồng phục cho nhân viên tạo sự chuyên nghiệp, năng động trong môi trường ngân hàng. Một số kỹ năng mềm cần thiết đối với người lao động như: kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, quản lý thời gian, ngoại ngữ, trình độ tin học...

Bảng 2.6. Đánh giá về kỹ năng của nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ Các tiêu chí đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số 60 -

- Kỹ năng làm việc nhóm 52 86,66

- Kỹ năng thuyết trình 49 81,66

- Thành thạo xử lý công việc 51 85,00

- Kỹ năng ngoại ngữ 49 81,66

- Kỹ năng tin học 54 90,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tác giả

Hiện nay, ứng dụng Công nghệ thông tin rộng rãi, người lao động cần biết tin học để đảm bảo phục vụ công việc của mình. Một trong những chỉ tiêu tuyển dụng của chi nhánh về công nghệ thông tin là vị trí ưu tiên. Khi tuyển dụng, nhân lực của chi nhánh đều đáp ứng chuẩn về kỹ năng ngoại ngữ, tin học. Yêu cầu kỹ năng mềm ngày càng cao, năm 2018 tỷ lệ nhân lực đạt yêu cầu về kỹ năng ngoại ngữ và thuyết trình chưa được cao

Ngoài phỏng vấn đánh giá của nhân viên trong chi nhánh. Phỏng vấn đánh giá của khách hàng đối với chi nhánh cho ta thấy sự đánh giá khách quan nhất về chất lượng nhân lực của Ngân hàng

Bảng 2.7. Đánh giá của khách hàng về năng lực chuyên môn của nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú

Thọ

Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số 90 -

- Sử dụng thành thạo vi tính 75 83,33

- Thao tác xử lý giấy tờ nhanh 72 80,00

- Nắm vững quy trình giao dịch 73 81,11

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua Bảng 2.8. ta thấy, kết quả phỏng vấn của khách hàng đánh giá khá cao về năng lực chuyên môn của nhân viên chi nhánh. Trên 80% khách hàng đánh giá tốt về năng lực của nhân viên. Thao tác xử lý giấy tờ nhanh có tỷ lệ thấp hơn hai kỹ năng sử dụng thành thạo vi tính và nắm vững quy trình giao dịch. b. Về thể lực

Bảng 2.8. Tình hình sức khỏe của nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính: người, %

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

sức Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

khỏe lượng lượng lượng lượng

Loại 1 401 59,04 420 58,76 415 56,38 430 56,65

Loại 2 213 31,33 236 32,99 236 32,07 248 32,68

Loại 3 66 9,64 59 8,25 85 11,55 81 10,67

Tổng 680 100,00 715 100,00 736 100,00 759 100,00

Nguồn: NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ năm 2018

Kết quả khám sức khỏe có 3 loại. Sức khỏe loại 1: kết quả khám tốt, xét nghiệm tốt, không có bệnh. Loại 2: kết quả khám, xét nghiệm bình thường, có một số bệnh lý: mắt yếu, thận có vôi hóa thận, răng sâu… Loại 3: kết quả khám, xét nghiệm không tốt, sức khỏe yếu, mắc một số bệnh: mỡ máu cao, huyết áp cao, viêm gan, sỏi thận, ...

Qua khám sức khỏe của chi nhánh, ta thấy kết quả sức khỏe của người lao động khá tốt. Loại 1 chiếm tỷ lệ gần 70%. Vì chi nhánh có xu hướng trẻ hóa nhân lực nên số lao động loại 3 có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn cao chiếm tỷ lệ trên 10%, mặt khác là do công việc có tính chất phải ngồi một chỗ nhiều và áp dụng ché độ nghỉ ngơi chưa hợp lý. c. Về tâm lực

Chi nhánh tỉnh Phú Thọ hằng năm đều có những đánh giá về phẩm chất đạo đức của nhân lực. Đạo đức nghề nghiệp phản ánh rõ chất lượng nhân lực của đơn vị.

Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá của khách hàng về phẩm chất đạo đức của nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi

nhánh tỉnh Phú Thọ

Các tiêu chí đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Đạo đức nghề nghiệp 90 100,00

- Đáp ứng yêu cầu 84 93,33

- Chưa đáp ứng yêu cầu 6 6,67

2. Tinh thần trách nhiệm với công việc 90 100,00

- Đáp ứng yêu cầu 83 92,22

- Chưa đáp ứng yêu cầu 7 7,78

3. Yêu nghề 90 100,00

- Đáp ứng yêu cầu 81 90,00

- Chưa đáp ứng yêu cầu 9 10,00

Qua Bảng trên thể hiện rõ nhân sự tại Chi nhánh được đánh giá tốt. Tỷ lệ đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ở mức cao 93,33%, Tinh thần trách nhiệm với công việc 92,22% và Yêu nghề có tỷ lệ 90,00%. Hiện còn một số nhân viên chưa đáp ứng yêu cầu về chưa yêu nghề 10,00%, tinh thần trách nhiệm 7,78% và đạo đức nghề nghiệp 6,67%. Do công tác quản lý của Chi nhánh còn lỏng lẻo, một số nhân viên đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp coi lợi ích cá nhân lên trên, mặt trái của nền kinh tế thị trường còn tồn tại.

2.2.2. Thực trạng quản trị nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2018

2.2.2.1. Lập chiến lược, kế hoạch nhân lực

Công tác lập chiến lược, kế hoạch nhân lực được lãnh đạo chi nhánh luôn xác định phải chú trọng công tác quy hoạch nhân lực, được thực hiện theo mục tiêu kinh doanh, theo giai đoạn, theo năm gắn liền với các chiến lược kinh doanh của NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Dựa trên năng lực cốt lõi tạo ra sự khác biệt đem lại lợi thế cạnh tranh của đơn vị.

Lãnh đạo NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực và việc hoạch định chiến lược nguồn nhân lực. Để xây dựng chiến lược nhân lực riêng cho chi nhánh Phú Thọ, ban lãnh đạo chi nhánh đã nghiên cứu rất kỹ chiến lược chung của ngân hàng nông nghiệp, tìm hiểu, phân tích kinh doanh của chi nhánh từ đó đề xuất lãnh đạo hoạch định chiến lược nguồn nhân lực trong ngân hàng. Để đáp ứng yêu cầu là sáng tạo, khoa học, thực tiễn và kịp thời, chiến lược phát triển nguồn nhân lực “Tập trung phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và xây dựng bản sắc văn hóa riêng”.

Thông thường, các kế hoạch nhân sự chủ chốt tại tại chi nhánh đều được xây dựng, triển khai và tổng kết theo chu kỳ năm, hướng tới các mục tiêu ngắn và trung hạn. Sau đó, tuỳ vào yêu cầu công tác trong từng mặt mà được tiếp tục phân nhỏ giai đoạn thành các kế hoạch quý, kế hoạch tháng. Để

thuận lợi cho công tác quản trị chung, kế hoạch nhân sự tại chi nhánh khớp với kỳ kế hoạch tài chính. Như vậy, hệ thống kế hoạch nguồn nhân lực tại khối về cơ bản đã được thiết lập đồng bộ, tuân thủ các quy định của pháp luật và có tính khả thi tốt. Tuy nhiên, phần lớn các kế hoạch nhân lực còn thiếu tính chủ động, phụ thuộc vào năng lực của người phụ trách.

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện quy hoạch nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 -

2018

Đơn vị tính: người

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nhân lực Lao Nhu Lao Nhu Lao Nhu Lao Nhu

động cầu động cầu động cầu động cầu

Nhân lực quản lý 113 114 117 118 118 119 121 122

Nhân viên 567 568 598 600 618 620 638 640

Tổng 680 862 715 718 736 739 759 762

Nguồn: NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ năm 2018

Như vậy, so với nhu cầu và năng lực thì việc thực hiện kế hoạch nhân lực tại chi nhánh được thực hiện khá sát tại chi nhánh những năm qua.

2.2.2.2. Tuyển dụng, sử dụng nhân lực

a. Công tác tuyển dụng nhân sự

Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên tại NHNN&PTNT chi nhánh - tỉnh Phú Thọ đã có những hoạch định nhân lực để có thể tuyển dụng, thu hút và tuyển chọn nhân lực đúng người, đúng việc. Tuyển nhân sự do Hội sở chính thực hiện: Từ khảo sát nhu cầu tuyển dụng, báo tuyển dụng, tổ chức thi tuyển và công bố kết quả tuyển dụng. Tuyển dụng được thực hiện công khai, minh bạch, khách quan và được công bố trong toàn quốc.

Bảng 2.11. Số lượng hồ sơ ứng tuyển vào Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Chỉ tiêu đánh giá Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Tổng hồ sơ ứng tuyển 150 156 160 164

- Lượng hồ sư ứng tuyển

35 43 45 47

vị trí quản lý

- Lượng hồ sư ứng tuyển

115 113 115 117

vị trí nhân viên

2. Nhu cầu tuyển dụng 40 35 26 24

Nguồn: NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ năm 2018

Qua Bảng trên cho thấy, số hồ sơ ứng tuyển tăng theo các năm 2015 đến năm 2017 là do ngân hàng triển khai cách thức tuyển dụng qua nhiều hình thức như: nộp hồ sơ qua email, nộp hồ sơ trực tiếp trên website tuyển dụng của ngân hàng và nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại chi nhánh. Số lượng nguồn đầu vào đa dạng đã tạo điều kiện cho ngân hàng lựa chọn tìm được những nhân lực tốt nhất để đáp ứng yêu cầu của công việc.

Qua bảng trên ta nhận thấy: Số lượng hồ sơ ứng tuyển tăng qua năm là một tín hiệu tốt cho công tác tuyển dụng của chi nhánh. Hiệu quả công tác tuyển dụng thay đổi về số lượng nhân sự. Tuyển dụng lao động giảm dần qua các năm, năm 2015 là 40 người, năm 2016 là 35 người, năm 2017 là 26 người, năm 2018 là 24 người.

Bảng 2.12. Hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính: hồ sơ, đồng

STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 46 - 71)