Chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)

Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Chiến lược phát triển nhân lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Chiến lược phát triển nhân lực của NHNN&PINT chi nhánh tỉnh Phú Thọ đề ra những định hướng chiến lược, mục tiêu và đảm bảo có một đội ngũ nhân lực hùng mạnh về cơ cấu và số lượng đóng góp cùng chi nhánh ngày càng phát triển lớn mạnh. Đồng thời, để phù hợp sự phát triển của từng thời kỳ đòi hỏi chiến lược phát triển nhân lực có tầm cực kì quan trọng.

Đến năm 2020, NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ sẽ trở thành Ngân hàng hàng đầu của tỉnh Phú Thọ. Quản trị nhân lực theo xu hướng ngành: từ năm 2013 xu hướng bán lẻ. Ngân hàng tạo sự khác biệt hóa dịch vụ bằng việc đổi mới kênh phân phối, sản phẩm bằng sự khác biệt để tối ưu hóa quản trị, vận hành; Củng cố hệ thống quy trình công nghệ quản trị tự động cao, hợp tác với đối tác chiến lược đòi hỏi ngân hàng thích nghi nhanh; Quản trị Ngân hàng, quản lý nghiệp vụ theo mục tiêu chiến lược và tập trung ở hội sở.

NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ xác định hướng nhân sự: Xu hướng tất yếu là tuyển dụng, sàng lọc nhân sự. Ưu tiên phát triển nhân lực nội tại, giữ nhân sự chủ chốt, khuyến khích nhân lực làm việc gắn bó lâu dài với đơn vị. Chuẩn hóa năng suất lao động theo tiêu chuẩn KPIs ngành, nhân lực theo chứng chỉ ngành quốc tế như CFA, OMEGA, CPA.

Tạo sự phát triển bền vững đơn vị đã chú trọng văn hóa doanh nghiệp là tiền đề cho sự phát triển doanh nghiệp.

Quản trị nhân lực của chi nhánh tỉnh Phú Thọ trong thời tới cần hoàn thiện theo hướng sau: Quyết định sự thành công của chi nhánh là coi nguồn

nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành bại, phát triển nhân lực theo định hướng phát triển của tổ chức, luôn xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, gắn bó phát triển cùng ngân hàng. Kế hoạch chính sách chi tiết cho từng giai đoạn, trước mắt là phát triển nhân lực hoạch định chính sách, nhân lực tác nghiệp, hội nhập; Tăng năng lực quản trị cho đội ngũ lãnh đạo quản lý.

Đối với nhân sự khối nghiên cứu hoạch định chính sách cần phát triển hết khả năng chuyên môn, có kỹ năng thành thạo, có trình độ chuyên môn cao và khả năng trở thành những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Nguồn nhân lực này, đóng vai trò chủ chốt để triển khai các nhiệm vụ quan trọng của đơn vị.

Trong nền kinh tế hội nhập, đơn vị cần tăng cường đào tạo, nâng cao ngoại ngữ cho nhân lực dài hạn và ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của công việc. Ngoại ngữ là ngôn ngữ giao tiếp cho tất cả các đối tác tham gia thị trường, tạo nên một môi trường kinh doanh hiện đại.

Tăng cường năng lực quản trị điều hành đối với cán bộ quản lý: là cán bộ chủ chốt có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của đơn vị. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn về dự báo và dự đoán các vấn đề, có năng lực xây dựng chiến lược và có năng lực quản trị nguồn nhân lực một cách tối ưu nhất.

Định hướng hoạt động phát triển của nguồn nhân lực:

Để phát triển nguồn nhân lực theo các kế hoạch, định hướng phát triển, việc phát triển nguồn nhân lực cần được phát triển theo hướng hiện đại, khoa học và tiên tiến. Ngân hàng với mong muốn cao nhất và khái quát nhất, sự khát vọng của đơn vị về định hướng phát triển nguồn nhân lực. Với phương thức phát triển bền vững, các chức năng quản trị luôn hỗ trợ và tạo sự liên kết, tác động qua lại cho nhau.

Đánh giá nhân lực là chức năng quan trọng nhất trong quy trình và làm căn cứ để đánh giá các chức năng quản lý nhân lực khác. Từ khâu tuyển dụng, đánh giá người dự tuyển có tiềm năng gì và để bố trí vào vị trí công việc với

mức lương bao nhiêu cho phù hợp. Những lao động dự tuyển trúng tuyển có khả năng đáp ứng các nhu cầu của đơn vị thì sẽ được tuyển dụng. Căn cứ kết quả, tiềm năng, hiệu quả lao động, chức danh, vị trí mà nhân sự đó được đơn vị giao cho để đơn vị căn cứ làm cơ sở áp dụng trả mức lương, thưởng phù hợp cho người lao động.

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu chiến lược về công tác quản trị nhân lực Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Trên cơ sở lý thuyết và căn cứ đặc điểm tình hình hiện nay cũng như những yêu cầu của đơn vị trong thời gian tới, phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.

Ngân hàng nhà nước đã ban hành Theo quyết định số 219/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước ban hành về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020 như sau:

Căn cứ trên quan điểm của Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ có những quan điểm, mục tiêu sau:

* Về quan quan điểm:

Căn cứ thực trạng, lộ trình phát triển nhân lực của chi nhánh Phú Thọ với tầm nhìn dài hạn, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn; Phát triển nhân lực phải gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế, đảm bảo tính cân đối, hài hòa về cơ cấu, phù hợp với từng giai đoạn, từng lĩnh vực hoạt động, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011 - 2020 của ngành ngân hàng [14, 2011].

* Về Mục tiêu

Để thực hiện thành công sứ mệnh và nhiệm vụ của ngành giai đoạn 2011 - 2020; Đảm bảo nhu cầu số lượng, trình độ, cơ cấu, và các giải pháp phát triển nhân lực, nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc theo chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế [14, 2011].

Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực cả số lượng và chất lượng ngày càng cao hơn, có năng lực chuyên môn hoàn thành tốt mọi công việc ở mọi vị trí và lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Xây dựng củng cố đội ngũ giảng viên, giáo viên có chất lượng cao từ các trường, đơn vị thuộc ngành để giảng dạy đào tạo, đào tạo lại và cập nhật các kiến thức cho nhân lực ngân hàng [14, 2011].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)