Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 38 - 46)

- Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngân hàng được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam.

Căn cứ vào Quyết định số: 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 2/6/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ thành lập, có trụ sở tại: 1674 Đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là chi nhánh loại 2 thuộc NHNN&PTNT Việt Nam, gồm Ngân hàng tỉnh (hội Sở) và 15 chi nhánh loại 3, là các đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhận khoán tài chính với Ngân hàng tỉnh theo cơ chế khoán tài chính của NHNN&PTNT Việt Nam. Ngoài ra, gồm 35 phòng giao dịch trực thuộc được bố trí tại các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh [22, 2017].

Kể từ ngày 1/7/2018, Agribank Chi nhánh Gia Cẩm Phú Thọ được đổi tên thành Agribank Chi nhánh Phú Thọ II. Agribank Chi nhánh Phú Thọ II là chi nhánh loại I hạng 1 trực thuộc Agribank gồm hội sở, 5 Chi nhánh loại II và 18 phòng giao dịch trực thuộc. Việc thành lập Agribank Chi nhánh Phú Thọ II sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Agribank trên địa bàn; góp phần phục vụ khách hàng tốt hơn , đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn

cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ Agribank. Hiện tại, Agribank Chi nhánh Phú Thọ II có tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 6.300 tỷ đồng, trong đó tiền gửi dân cư chiếm 96%; tổng dư nợ cho vay đạt trên 5.300 tỷ đồng [12, 15/7/2019].

2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Phú Thọ là đơn vị thành viên Ngân hàng cấp I trong hơn 100 chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam.

Ban Giám đốc NHNN&PTNT tỉnh Phú Thọ có 04 người; gồm 01 Giám đốc phụ trách chung và 3 Phó Giám đốc, mỗi Phó Giám đốc được phân công phụ trách mảng số phòng chuyên đề, 8 phòng nghiệp vụ theo cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNT Việt Nam. Nhiệm vụ của các phòng chuyên đề là tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo điều hành kinh doanh theo đúng định hướng, mục tiêu, đúng pháp luật. Và chỉ đạo các cơ sở theo chương trình công tác và trách nhiệm được giao.

Dưới Ngân hàng tỉnh là các chi nhánh loại 3, mỗi chi nhánh có Ban Giám đốc 3 người gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc. Bộ phận chuyên môn gồm 3 phòng nghiệp vụ: Phòng kế hoạch và kinh doanh, Phòng kế toán ngân quỹ và phòng Tổng hợp.

Nhân sự của phòng giao dịch có các chức danh: Giám đốc phòng giao dịch, Phó Giám đốc phòng giao dịch và 6 cán bộ nghiệp vụ; gồm có 04 cán bộ tín dụng, một kế toán và một thủ quỹ.

Qua quá trình hình thành và phát triển gần 20 năm, Cán bộ ngân hàng chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã vượt qua bao khó khăn, thử thách để tồn tại và phát triển [18, 2018].

Chi nhánh có cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý như sau: BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG KẾ TOÁN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ ĐÀO TẠO

PHÒNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ

PHÒNG KHÁCH HÀNG

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2018)

Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ sau:

Ban giám đốc: Tổ chức và điều hành Chi nhánh theo đúng nhiệm vụ và chức năng được quy định theo quy định của Hội sở.

Phòng Hành chính: Phòng hành chính là đầu mối giao tiếp với khách hàng, cán bộ liên hệ đi công tác; Quản lý con dấu và thực hiện các công việc khác của phòng hành chính.

Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: Nhiệm vụ của phòng là giải quyết đơn thư khiếu nại, tư vấn cho Ban Giám đốc về các tranh chấp tố tụng dân sự có liên quan đến hoạt động của ngân hàng theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc. Các công việc kế toán, kiểm tra độ chính xác các Báo cáo tài chính và tuân thủ các nguyên tắc chế độ tài chính theo quy định của ngân hàng.

Phòng Kế hoạch kinh doanh: Xây dựng chiến lược khách hàng, Phân tích dư nợ, nợ quá hạn và triển khai văn bản các nghiệp vụ tín dụng; thẩm định, đề xuất các biện pháp thuộc phạm vi của Chi nhánh

Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán kinh doanh, hạch toán thống kê, thanh toán và phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định; Kiểm tra, nhận và quản lý thiết bị thông tin điện toán.

Phòng khách hàng: Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, thị phần; Hoạch định chính sách phát của triển từng bộ phận và khách hàng.

Với phong cách hoạt động giao dịch theo mô hình lấy khách hàng làm trọng tâm, hiện đại. Chi nhánh không ngừng tiếp tục hoàn thiện nề nếp, tác phong chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng chu đáo. Luôn tạo cho khách hàng một địa chỉ tin cậy và an tâm.

Bảng 2.1: Nghiệp vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Khách hàng cá nhân

Dịch vụ thẻ Dịch vụ khác

❖Agribank success debit -thẻ ghi nợ nội ❖ Tiết kiệm

địa ❖ Tài khoản & tiền gửi

❖Agribank master debit - thẻ ghi nợ quốc ❖ Giấy tờ có giá

tế ❖ Cho vay cá nhân, hộ gia đình

❖Agribank visa debit -thẻ ghi nợ nội địa ❖ Bảo lãnh

❖ Agribank lapnghiep debit - thẻ liên kết ❖ Thanh toán trong nước

sinh viên ❖ Mua bán ngoại tệ

Agribank visa credit - thẻ tín dụng ❖ SMS Banking

❖ VNTopup

Chiết khấu, tái chiết khấu Khách hàng doanh nghiệp

Tài khoản & tiền gửi Tín dụng doanh nghiệp

❖ Tiền gửi không kỳ hạn ❖ Cho vay theo hạn mức tín dụng

❖ Chuyển, nhận tiền nhiều noi(Agripay) ❖ Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ

❖ Dịch vụ trả, nhận lương tự động Chiết sản xuất kinh doanh (từng lần) khấu, tái chiết khẩu ❖ Cho vay đồng tài trợ

❖ Chiết khấu, tái chiết khấu Tín phiếu ❖ Bảo lãnh vay vốn

Ngân hàng Nhà nước ❖ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

❖ Chiết khấu, tái chiết khấu Séc, dịch vụ ❖ Bảo lãnh dự thầu

séc ❖ Thanh toán quốc tế

❖ Thanh toán séc trong nước ❖ Dịch vụ nhận tiền chuyển đến

❖ Thu hộ séc trong nước ❖ Chuyển tiền đi thanh toán nước

❖ SMS Banking ngoài

❖ Giấy tờ có giá ❖ Bao thanh toán

❖ VNTopup ❖ Mua bán ngoại tệ

❖ Apaybill

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh

2.1.3. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2018

Trên quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNN&PTNT) Việt Nam, các chi nhánh chỉ được tăng trưởng dư nợ trên cơ sở tăng trưởng được nguồn vốn ổn định. Các ngân hàng hoạt động kinh doanh đi vay để cho vay, việc huy động vốn tại chỗ rất quan trọng để ngân hàng cho vay đầu tư. Hoạt động huy động vốn luôn luôn là nhiệm vụ hàng đầu, có tính chất quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã định hướng kinh doanh rất đa dạng, khách hàng bao gồm: các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng, tầng lớp dân cư,... Các tổ chức kinh tế chủ yếu có tiền gửi trong thanh toán. Tầng lớp dân cư chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao.

Trong những năm qua, công tác huy động vốn tiền gửi dân cư tại NHNN&PTNT Phú Thọ rất sôi động, với sự cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động trên địa bàn. Trên địa bàn có 12 chi nhánh cấp I và 15 chi nhánh cấp II, có 91 phòng giao dịch và 34 quỹ tín dụng cơ sở. Tiếp theo, các NHTM khác sẽ tiếp tục nâng cấp một số phòng giao dịch lên thành chi nhánh, mở rộng màng lưới phòng giao dịch đến các huyện, các xã

[211, 2018].

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ không ngừng lớn mạnh, giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực của một ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu trên địa bàn. Đến nay, tổng dư nợ của Agribank Vĩnh Phúc đạt gần 7.800 tỷ đồng, tăng 270 tỷ đồng so với cuối năm 2018 (năm 2018 tổng dư nợ là 7.530 tỷ đồng). Nguồn vốn được tập trung chủ yếu phục vụ các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng nông thôn mới [12, 2018].

Mục tiêu chính của Ngân hàng đó chính là tìm kiếm lợi nhuận; với hai tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh về các khoản thu bất thường, khoản thu thanh toán và thu từ các hoạt động khác. Chi nhánh tỉnh Phú Thọ có kết quả kinh doanh trong các năm qua:

Hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT tỉnh Phú Thọ có nhiều thay đổi. Thông qua phương hướng hoạt động kinh doanh và đường lối chính sách đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng mạng lưới kinh doanh, phục vụ đã có sự thay đổi về tình hình tài chính của Chi nhánh:

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chỉ tiêu GT Cc GT GT (tỷ Cc GT (tỷ (tỷ (tỷ Cc (%) đồng) đồng) Cc (%) (%) (%) đồng) đồng) I. Tổng thu 643 100 769 100 970 100 990 100

1.Thu lãi tiền vay,

566 88,02 582 75,68 750 77,32 765 77,27

tiền gửi

2. Thu dịch vụ 27,33 4,25 30,17 3,92 35,98 3,71 37,64 3,80 3. Thu khác 49,67 7,72 156,83 20,39 184,02 18,97 187,36 18,93 II. Tổng chi 568 100,00 692 100,00 880 100,00 905 100,00 1. Lãi tiền gửi, tiền

360 64,30 342 49,40 450 51,14 464 51,27 vay 2. Tài sản 10 1,79 56 8,10 50 5,68 51 5,64 3. Chi phí cho 60 8,90 45 6,50 60 6,82 62 6,85 nhân viên 4. Nộp thuế và lệ 7 1,25 6 0,90 14 1,59 14 1,55 phí 5 Dự phòng và 119 21,30 203 29,30 260 29,55 267 29,50 BHTG

Nguồn: NHNN&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ năm 2018

Bảng trên cho thấy, năm 2016 đạt 77 tỷ đồng chênh lệch giữa thu và chi, tăng 19,6% so với năm 2015. Tỷ lệ thu lãi tiền cho vay là 75,68%, năm đó Chính phủ tăng lãi suất thanh toán và đến hạn thanh toán công trái giáo dục, trong lúc đó chi nhánh đã đầu tư từ đầu năm 2007. Năm 2018 tổng thu tăng nhiều so với năm 2015 từ 643 tỷ đồng lên 990 tỷ đồng. Tổng chi tăng từ năm 2015 là 568 tỷ đồng lên 905 tỷ .

Do việc Chi nhánh mở rộng quy mô hoạt động, vì vậy chi phí cũng tăng dần theo thu nhập qua 4 năm. Cụ thể mức chi cao nhất vào năm 2018 là 905 tỷ đồng. Chi phí huy động vốn hàng năm cao nhất, đây là nguồn cung ứng đầu vào của tín dụng. Chi phí dự phòng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí.

Bên cạnh đó, chi phí thưởng hàng năm cho người lao động chiếm tỷ trọng từ 6,5% đến 9% động viên, khuyến khích người lao động trong qua trình làm việc; nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần, trách nhiệm đối với chất lượng công việc của lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 38 - 46)