Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 86 - 106)

NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Hoàn thiện quy trình và nâng cao hiệu quả tuyển dụng

Xây dựng và phát triển chiến lược nguồn nhân lực của chi nhánh với mục tiêu trên mọi lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. Chiến lược là cơ sở để chi nhánh xây dựng tầm nhìn quy hoạch, kế hoạch nhân lực tương ứng với từng gia đoạn phát triển. Từ đó chi nhánh hoạch định nhân lực và những nội dung cho chiến lược phát triển nhân lực:

Căn cứ chỉ tiêu về nhân lực: dự báo khối lượng công việc của các mục tiêu chiến lược và đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực; Xác định nguồn cung lao động, nhất là nguồn lao động chất lượng cao; Bố trí, điều chỉnh cho phù hợp với từng gia đoạn phát triển; Lên kế hoạch, giải pháp, chính sách, chương trình thực hiện; Các bước triển khai thực hiện; nguồn kinh phí, phân công nhiệm vụ.

Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng nhân sự. Căn cứ và bảo đảm theo cơ cấu, vị trí việc làm và các tiêu chuẩn để triển khai cách tuyển dụng lao động.

Chi nhánh ngân hàng luôn xây dựng chế độ để thu hút nhân tài, thu hút nguồn lực chất lượng cao, có khả năng đáp ứng tốt công việc và gắn bó lâu dài với công việc. Chi nhánh tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển dụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn hóa, đề ra những dự báo chính xác để đáp ứng với thực tế của đơn vị trong từng thời điểm.

Việc tuyển dụng là điều kiện và giải pháp căn cứ để nâng cao chất lượng nhân lực. Tuyển dụng nhân lực phải có kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức, hợp lý với cơ cấu và đảm bảo đủ số lượng.

Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực: xác định nhu cầu tuyển dụng; xác định nhân lực tuyển; tuyển chọn và tuyển dụng.

Việc xác định nhu cầu tuyển dụng được căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch của đơn vị. Giúp nhà quản trị xác định số lượng nhân sự cần, đủ, thiếu, thừa tương ứng với các công việc cụ thể.

Công tác tuyển dụng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị. Để giảm bớt thời gian và tiết kiệm chi phí cho đơn vị phải nâng cao chất lượng tuyển dụng. Ngay từ khâu đầu vào nhà tuyển dụng phải lựa chọn thật chính xác để bố trí đúng người đúng việc đảm bảo không được sai sót.

3.2.2. Sử dụng hiệu quả nhân lực tại chi nhánh

Để đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực trong đơn vị có hiệu quả.

Việc bố trí nguồn lực cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Bố trí phù hợp người với việc, đúng người đúng việc thì sẽ tạp hiệu quả năng suất lao động cao cùng với sự thăng tiến của nhân sự cao. Trường hợp bố trí nhân sự không phù hợp với công việc thì năng suất kém hiệu quả, nhân lực thừa gây ra lãng phí, thất thoát cho đơn vị.

Căn cứ xuất phát từ nhu cầu công việc để bố trí, sắp xếp nhân lực có đủ trình độ, năng lực đảm nhiệm công việc đó. Đảm bảo tính ổn định, liên tục, đồng bộ, hài hòa giữa lao động giỏi có nhiều kinh nghiệm và lao động năng động có nhiều cách sáng tạo trong công việc. Cũng như lao động nam, nữ để hỗ trợ, bổ sung tạo nên một thể thống nhất cho đơn vị.

Luân chuyển cán bộ nhân viên là nhằm bồi dưỡng kiến thức thực tiễn, rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ nhân viên về cơ sở và tăng cường cán bộ nhân viên cho cơ sở, nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động.

Hiện nay, Chi nhánh chú trọng đến rèn luyện, bồi dưỡng lao động được luân chuyển, chưa chú trọng nâng cao năng lực quản lý. Khi luân chuyển lao động phải theo trình tự và kế hoạch cụ thể, thận trọng và thích hợp, không gây ảnh hưởng xáo trộn hoạt động của đơn vị. Tạo môi trường đoàn kết, gắn bó và công tác tư tưởng cho nhân sự luôn chuyển được yên tâm công tác.

3.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo và đào tạo lại là hoạt động đầu tư đem lại lợi ích lâu dài cho đơn vị, vì đào tạo là biện pháp chiến lược để nâng cao chất lượng nâng cao nguồn nhân lực là đào tạo lại. Gồm các giải pháp là:

Đơn vị bố trí, sử dụng nhân lực theo chính sách bồi dưỡng nhân lực; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhân lực cần được coi là chỉ tiêu mang tính quy định.

Đào tạo theo chỉ dẫn: Đạo tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc kèm cặp, chỉ bảo. Qua sự chỉ bảo thì liệt kê theo các công việc, quy trình thực hiện cần làm và thực hành theo từng bước đã hướng dẫn. Công việc này có tiêu chuẩn nghề nghiệp rõ ràng phù hợp với nhân viên nghiệp vụ và học viên.

Đào tạo tại nơi làm việc: Là hình thức đào tạo truyền thống. Đào tạo học viên thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của đồng nghiệp có kinh nghiệm đi trước. Học viên phải quan sát, học tập, ghi nhớ và làm theo. Đào tạo tại nơi làm việc có ưu việt hơn là ít tốn kém, đơn giản, dễ hiểu, thực hiện và có kết quả ngay. Nhưng lại có nhược điểm là không phát huy được khả năng sáng tạo và hay đi theo lối mòn. Vì vậy kết quả sau đào tạo khó đánh giá được hiệu quả.

Đào tạo theo bài giảng: Với số lượng học viên đông, tập trung thì cáp dụng kiến thức theo tính hệ thống. Tổ chức đào tạo phải có đầy đủ các điều kiện vật chất và sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên giảng bài.

Các khóa đào tạo trang bị kiến thức về chăm sóc khách hàng và tâm lý khách hàng. Người lao động được trang bị về các quan điểm dịch vụ chăm

sóc khách hàng, cách xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng và cách nắm bắt tâm lý và hành vi khách hàng.

Chủ đề 1: Chăm sóc khách hàng có các nội dung: Các quan điểm mới; Dịch vụ khách hàng; Thương hiệu; Một số mô hình; Tác động của văn hóa doanh nghiệp; Vai trò của nhà quản trị. Chủ đề 2: Hoạch định và xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng: Xác định khách hàng mục tiêu; Xây dựng các tiêu chuẩn; Hoạch định các công cụ dịch vụ; Lựa chọn mô hình dịch vụ; Hoạch định kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả chiến lược của chăm sóc khách hàng. Chủ đề 3: Tâm lý, hành vi khách hàng: Tâm lý khách hàng; Nắm bắt tâm lý khách hàng; Phân tích, ứng xử với tâm lý khách hàng.

Đào tạo tại: Lĩnh vực chăm sóc khách hàng, với sự tham gia của chuyên gia ngân hàng trong nước và nước ngoài giảng dạy tại .Trung tâm đào tạo của NHNN&PTNT - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Mỗi khóa học ngắn hạn 1 đến 2 tháng, khoảng 8-20 buổi, khóa học được bố trí vào các ngày cuối tuần. Qua phương pháp đào tạo chi sẻ kinh nghiệm và tương tác.

Tổ chức các khóa đào tạo mô phỏng thực hành qua các tình huống gồm nội dung các khóa đào tạo mô phỏng thực hành có chủ đề: Dịch vụ chăm sóc khách hàng qua Intemet; Dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại; Dịch vụ chăm sóc khách hàng tại điểm bán hàng; Giải quyết khách hàng thắc mắc; Chăm sóc những khách hàng đặc biệt; Sự kết hợp giữa chăm sóc khách hàng với công cụ Marketing; Kiểm soát, đánh giá chăm sóc khách hàng.

Phương pháp đào tạo: Phương pháp đào tạo chủ yếu là thực hành các tình huống cụ thể theo chủ đề. Với các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp và tư vấn; Kỹ năng đàm phán và thương thuyết; Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề. Quy tình quản trị nhân lực không thể tách rời đào tạo. Đa dạng hóa các hoạt động đào tạo, trước bổ nhiệm, sau tuyển dụng và trong quá trình làm việc. Để chi nhánh có một đội ngũ nhân lực chất lượng cần có các kế hoạch

bố trí, sử dụng nhân lực sau khi đã được đào tạo và luôn đào tạo, phát triển chức danh nghề nghiệp.

3.2.4. Thực hiện chế độ thù lao đãi ngộ hợp lý đảm bảo nhu cầu sống của cán bộ, nhân viên chi nhánh ngân hàng

Chế độ thù lao, đãi ngộ của bất kỳ đơn vị nào cũng không thể không về chính sách tiền lương, đãi ngộ và chăm lo sức khỏe cho người lao động

Thù lao cho người lao động là động lực quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc sáng tạo, tích cực. Lợi ích kinh tế là vấn đề nhạy cảm nhất đối với người lao động. Chế độ thù lao, đãi ngộ luôn phải đảm bảo tính công bằng, thu hút nhân lực bên ngoài và duy trì nhân lực trong đơn vị. Đó chính là chính sách tiền lương của đơn vị.

Một số vấn đề trong thời gian tới Chi nhánh cần xử lý tốt: khuyến khích, động viên người lao động yên tâm công tác, nâng cao ý thức trách nhiệm cao; Thu hút nhân lực chất lượng cao và giữ chân nhân lực lao động chất lượng cao gắn bó lâu dài với đơn vị. Vậy nên, trong thời gian tới Ban Lãnh đạo ngân hàng cần cải thiện vật chất, đời sống, khuyến khích về lợi ích vật chất, nâng cao chất lượng và tăng hiệu quả kinh doanh để thu hút nhân lực chất lượng cao cùng sự phát triển vững mạnh của đơn vị.

Về chế độ đãi ngộ

Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đơn vị cần có cơ chế sử dụng, quản lý và thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao, thu hút nhân lực tài giỏi tuyển dụng vào làm tại chi nhánh. Nhân lực đóng góp, sống hiến sức lao động, chi nhánh phải đảm bảo quá trình công bằng, khách quan, khuyến khích, khen thưởng phù hợp.

Đơn vị cần quan tâm về thu nhập, tiền lương, bổ nhiệm nhân lực chất lượng cao, có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt để đóng góp sự cống hiến của cá nhân cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trong công tác thi đua khen thưởng, thưởng phạt rõ ràng nghiêm minh, có khen thưởng với nhân viên có thành tích công tác tốt, có phạt với những cá nhân vi phạm kỷ luật. Thưởng đối với các thành tích sáng kiến mang lại hiệu quả cao, hoàn thành vượt mức công việc được giao, tiết kiệm chi phí và thời gian. Khi đơn vị đã xây dựng được các tiêu chí thì thông báo tới nhân viên trong toàn chi nhánh được nắm rõ được kết quả và phần thưởng. Thưởng dưới dạng hình thức nào thì đơn vị chủ động đưa ra để tương xứng với các kết quả. Thưởng phải kịp thời nhằm kích thích sự nỗ lực của người lao động một cách tức thời.

Dựa trên các hình thức xử phạt người lao động khi có các hành vi sai phạm. Kỷ luật lao động cần công khai trong toàn đơn vị, đảm bảo tính nghiêm minh. Khi thi hành kỷ luật cá nhân, đơn vị cần xem xét kỹ, tạo cơ hội cho người lao động được sửa những khuyết điểm, sai lầm mắc phải. Các hình thức tùy đơn vị đưa ra áp dụng như: phạt tiền, trừ lương, sa thải, thôi việc.

Thực hiện chế độ đãi ngộ việc trực tiếp tiếp nhận và giải quyết công việc của khách hàng dễ phát sinh tiêu cực, cần nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ khách hàng.

Đối với những trường hợp người lao động khó khăn, gặp rủi ro trong cuộc sống, hay ốm đâu, bệnh tật đã được Chi nhánh tỉnh Phú Thọ kịp thời động viên, thăm hỏi và hỗ trợ gia đình.

Chăm lo sức khỏe cho người lao động

Đãi ngộ lao động không thể thiếu yếu tố chăm lo sức khỏe đối với nhân lực của đơn vị. Sự hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần là nền tảng nhân lực là sức khỏe, chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng, khám chữa bệnh, môi trường, thể dục, học tập, văn hóa. Người lao động có sức khỏe, có thể chất tốt mới đảm bảo được công việc tốt và đem lại hiệu quả cao đóng góp vào doanh nghiệp.

Để nguồn nhân lực có sức khoẻ về thể chất và tinh thần tốt, chi nhánh tỉnh Phú Thọ cần thực hiện một số giải pháp sau: Công tác truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho người lao

động; Khám bệnh định kỳ bắt buộc đối với toàn bộ cán bộ nhân viên; Nâng cao nhận thức về việc tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân bằng việc cung cấp các kiến thức về chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, phát động phong trào thể dục thể thao trong toàn Chi nhánh. Vì sức khỏe là điều kiện của sự phát triển, yêu cầu mỗi chúng ta phải tự nâng cao sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội là một điều tất yếu.

3.2.5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Khoảng thời gian dài cần có để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa tổ chức không chỉ vẽ lên một vài giá trị cốt lõi, một vài hành động, in quảng cáo ấn tượng, hay biểu hiện qua đồng phục riêng, đó là những yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn đặt ra tầm nhìn, mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ, chuẩn mực hướng tới thoả mãn các nhu cầu, với mong muốn đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Những yếu tố vô hình và hữu hình đã kết hợp nên văn hóa của doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp sẽ được hình thành khi các quy tắc, chuẩn mực, giá trị đó trở thành ý thức, thói quen thái độ của người lao động thể hiện qua hành động. Giá trị chuẩn mực đó đã lan tỏa đến toàn bộ nhân viên trong Chi nhánh.

Phát triển và duy trì văn hóa không những tập trung vào mục tiêu khách hàng, mà người lao động cần có thái độ niềm nở, đúng đắn với khách hàng. Chi nhánh cần tạo ra môi trường làm việc thân thiện, có các biện pháp khích lệ người lao động. Thường xuyên có sự trao đổi, chia sẻ của lãnh đạo với nhân viên. Kịp thời động viên, khắc phục, góp ý những thiếu sót mà nhân viên đã gặp phải. Môi trường làm việc đáp ứng thỏa mãn cho người lao động thì sẽ đem lại kết quả lao động cao và đó cũng là quản trị nhân lực có hiệu quả.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn nỗ lực tạo ra nét đẹp mang đặc thù

bản sắc văn hóa riêng với mục tiêu: Mang phồn thịnh đến khách hàng ngày càng hoàn thiện hơn.

Thời gian qua, Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã xây dựng môi trường văn hóa theo chuẩn mực thống nhất trong toàn hệ thống chi nhánh, nhằm tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ là Trung thực, sáng tạo, kỷ cương, chất lượng, hiệu quả. Chuẩn mực là phương châm làm việc một cách tốt nhất để phục vụ khách hàng: thân thiện, nghĩa tình, gắn kết, địa phương, tam nông.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đóng góp phần quan trọng phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Chi nhánh luôn quan tâm xây dựng nét văn hóa của chi nhánh riêng với đội ngũ nhân lực đầy nhiệt huyết, sáng tạo và trong sạch.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Một là, tiếp tục chỉ đạo và ban hành các quy định, trách nhiệm giữa các Bộ, Ban ngành có liên quan. Tạo thành một thể thống nhất trong các lĩnh vực được thuận lợi.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính chiến lược, đồng bộ có ảnh hưởng đến người lao động. Bổ sung, sửa đổi và thay thế văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 86 - 106)