Bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo ở giai đoạn tranh luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 35 - 36)

Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được coi là một giai đoạn rất quan trọng thể hiện vai trò độc lập, khách quan của Tịa án trên con đường đi tìm chân lý; đồng thời, qua đây bị cáo được sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền của mình một cách cơng khai, dân chủ trước sự chứng kiến của các bên buộc tội, bên gỡ tội, những người tham gia tố tụng khác trên cơ sở đầy đủ các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án. Có thể khẳng định các hoạt động được tiến hành trong tranh luận tại phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh có vai trị đặc biệt quan trọng đối với tồn bộ quá trình giải quyết vụ án.

Về nội dung, bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là việc các chủ thể gồm Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, các thành viên của HĐXX và các chủ thể khác như KSV, người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch (trong đó Thẩm phán - Chủ tọa phiên tịa, các thành viên của HĐXX có vai trị quyết định) phải tơn trọng, thừa nhận các quyền của bị cáo được ghi nhận trong pháp luật.

Để đảm bảo quyền của bị cáo, Chủ tọa phiên tịa khơng thiên vị cho KSV mà yêu cầu họ trả lời, hoặc đưa ra những lập luận cho quan điểm của mình cơng khai tại phiên tịa, đề nghị KSV phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được KSV tranh luận. Bảo đảm các quyền của bị cáo, khi tranh luận, Chủ tọa phiên tịa cần tạo điều kiện cho bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian trình bày của bị cáo tuy nhiên cũng có thể cắt ngang ý kiến đó nếu như thấy khơng có liên quan đến vụ án. Khi bị cáo trình bày lời bào chữa về hành vi phạm tội của mình HĐXX phải lắng nghe những kiến nghị, yêu cầu

của họ cũng như động cơ, mục đích thực hiện hành vi phạm tội. HĐXX không định kiến với bị cáo khi họ thể hiện quan điểm bào chữa cho hành vi phạm tội của mình hay quanh co, chối tội, ngoan cố khơng khai báo HĐXX phải giữ vai trò trọng tài, Chủ toạ phiên tồ khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)