Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 47 - 57)

của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây, thực trạng thực hiện quyền tố tụng của bị cáo còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cụ thể ở mỗi giai đoạn như sau

2.2.6.1. Khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bắt đầu phiên tòa

đúng theo quy định, có quyết định khơng ghi đầy đủ thơng tin về thành phần HĐXX, không ghi đầy đủ thông tin về HTND nên có vụ án bị cáo khơng biết hết thông tin về những người sẽ trực tiếp xét xử tại phiên tịa, nên bị cáo khó thực hiện quyền đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi người tiến hành tố tụng. Mặt khác, có vụ án trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán được phân công chưa xem xét hết khả năng, điều kiện về thời gian, về chuyên môn nghiệp vụ của HTND cho phù hợp với lịch xét xử của Tịa án và tính chất của vụ án nên đến trước khi mở phiên tịa, lấy lí do các HTND trong quyết định đưa vụ án ra xét xử không tham gia được, giải quyết tình huống này Chủ tọa phiên tòa cử HTND khác tham gia. Một số HTND cấp tỉnh tham gia xét xử vụ án hình sự sơ thẩm không nhận được quyết định phân công mà thay vào đó là Quyết định đưa vụ án ra xét xử vì trong quyết định đã có tên HTND. Điều này cho thấy thiếu sự phối hợp từ phía Tịa án tỉnh đối với hoạt động xét xử của HTND.

Một số phiên tòa Thẩm phán Chủ tọa phiên tịa khơng giải thích đầy đủ quyền của bị cáo như quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi bổ sung vào biên bản và quyền của họ về việc u cầu Tịa án khơng công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh phiên tịa dẫn đến việc các bị cáo khơng nhận thức và thực hiện được quyền của mình.

Ở một số vụ án sơ thẩm hình sự, giai đoạn chuẩn bị xét xử trước khi mở phiên tịa, TAND tỉnh khơng trả lại hồ sơ cho VKS để yêu cầu bổ sung các chứng cứ (bỏ lọt hành vi phạm tội và bỏ lọt người phạm tội) khi phát hiện hồ sơ không đầy đủ, thiếu chứng cứ mà ra quyết định xét xử nên sau khi tuyên án đều bị cấp phúc thẩm ra quyết định hủy án. Ví dụ, vụ án các bị cáo Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Minh Quân, Ngô Minh Tiến, Phạm Nhật Trường, Đậu Văn Sơn, Nguyễn Thanh Vân, Trần Thanh Trúc, Cao Văn Dũng và Nguyễn

Đình Thọ. Tại bản án hình sụ sơ thẩm số 21/2019/HS-ST ngày 25/3/2019 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định tuyên bố các bị cáo Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Minh Quân, Ngô Minh Tiến đồng phạm tội “Tổ chức đánh

bạc”, các bị cáo Phạm Nhật Trường, Đậu Văn Sơn, Nguyễn Thanh Vân, Trần

Thanh Trúc, Cao Văn Dũng và Nguyễn Đình Thọ đồng phạm tội “Đánh bạc”. Ngày 23/4/2019 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Đà Nẵng ra Quyết định kháng nghị theo hướng hủy một phần bản án sơ thẩm để chuyển điều tra lại, xử lý về hành vi đánh bạc đối với bị cáo Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Khánh Hưng. Nhận định của Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng trong vụ án này không xử lý Nguyễn Quốc Việt về hành vi đánh bạc là bỏ lọt hành vi phạm tội, không khởi tố trung nã đối với Nguyễn Khánh Hưng là bỏ lọt người phạm tội nên Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng đã hủy một phần bản án hình sụ sơ thẩm và giao hồ sơ về cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định để điều tra về hành vi “Đánh bạc” của Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Khánh Hưng.

Một số vụ án xét xử sơ thẩm hình sự, TAND cấp tỉnh ra quyết định hoãn phiên tịa khơng đúng quy định cũng ảnh hưởng đến quyền được xét xử kịp thời của bị cáo. Đến ngày mở phiên toà theo quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng vì những lý do khác nhau nên phải hỗn phiên tồ, trong đó có những lý do khơng đúng với quy định của Bộ luật TTHS; việc thơng báo hỗn phiên tồ cũng khơng thống nhất, có Thẩm phán thơng báo bằng văn bản gửi cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, nhưng có Thẩm phán khơng gửi bằng văn bản cho bị cáo.

Một số vụ án Chủ tọa chưa bảo đảm đầy đủ việc thực hiện trình tự, thủ tục bắt đầu phiên tịa. Ví dụ khi giới thiệu xong thành phần HĐXX, KSV, thư ký…thì Chủ tọa phiên tịa chỉ hỏi chung là KSV và HĐXX có ai đề nghị thêm vật chứng, tài liệu hay yêu cầu Tòa án triệu tập thêm người làm chứng hay

khơng?. Sau đó, Chủ tọa phiên tịa tun bố chuyển sang phần xét hỏi, mà lẽ ra Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có đề nghị thêm tài liệu, vật chứng hay khơng. Cách làm này làm cho những người tham gia tố tụng như luật sư bào chữa cho bị cáo không kịp thời gian và cơ hội đề nghị Tòa án triệu tập thêm nhân chứng và tài liệu, vật chứng ngay ở thủ tục bắt đầu phiên tòa mà đợi sang phần xét hỏi và tranh luận để thực hiện yêu cầu đó. Như vậy, trong trường hợp này, Chủ tọa phiên tịa chưa giải quyết hết những cơng việc theo quy định của pháp luật

Những bất cập trong việc thục hiện quyền tố tụng của bị cáo được phân tích trên đây có nhiều ngun nhân sau:

- Một số Chủ tọa phiên tòa thiếu kỹ năng điều hành phiên tịa, chủ quan khơng quan tâm nhân thân các bị cáo, chưa có ý thức, trách nhiệm cao trong việc bảo đảm các quyền của bị cáo.

- Một số quy định của pháp luật về quyền của bị cáo trong giai đoạn này cịn chưa rõ ràng, phức tạp gây khó khăn cho việc vận dụng của một số Thẩm phán, nhất là những thẩm phán chưa có nhiều kinh nghiệm.

2.2.6.2. Trong giai đoạn xét hỏi

Khi xét hỏi một số thành viên HĐXX có định kiến với bị cáo, coi họ là người phạm tội, chưa thực hiện ngun tắc suy đốn vơ tội. Có những vụ án Thẩm phán không đọc kỹ hồ sơ, thiếu khả năng phân tích, đánh giá vụ việc nên dẫn đến áp dụng không đúng quy định pháp luật. Ví dụ, vụ án các bị cáo Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Văn Năm. Tại bản án hình sụ sơ thẩm số 29/2018/HS-ST ngày 16/7/2018 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định tuyên bố các bị cáo Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Văn Năm đều phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngày 19/7/2018 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định có quyết định kháng nghị u cầu tăng hình phạt len tù chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Liễu. Nhận định của Tòa án nhân

dân cấp cao Đà Nẵng trong vụ án này việc vay và nhận tiền của Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Văn Năm có nhiều mâu thuẫn và chưa có đủ cơ sở để bác bỏ các lời khai của các nhân chứng nên cần phải chứng minh mới đủ căn cứ vững chắc quy kết các bị cáo Liễu, Năm chiếm đoạt tài sản nên Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng đã hủy bản án hình sụ sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định để điều tra lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Một số Thẩm phán và HTND không chú ý, ghi chép lời tranh luận giữa các bên, thậm chí có đặt những câu hỏi xen ngang ý kiến của luật sư đang phát biểu, hoặc chưa chú ý đến một số tình tiết quan trọng, những chứng cứ mới, chưa tạo điều kiện cho luật sư và người bào chữa của họ tranh luận lại những ý kiến, quan điểm của luật sư với những nội dung, tình tiết chưa thực sự sáng tỏ. Ở nhiều phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, quyền của bị cáo không thực sự được bảo đảm khi Chủ tọa vẫn dành quyền hỏi nhiều hơn so với KSV và luật sư. Một số Chủ tọa phiên tịa khơng chỉ hỏi mà cịn đưa ra quan điểm nhận xét, bình luận các ý kiến và đánh giá về lời khai, giáo dục bị cáo; HĐXX có những câu nói răn đe hay khuyên bị cáo thành khẩn khai báo; HĐXX hay nhắc lại, hay công bố lời khai của bị cáo trước đó để tránh áp lực về tâm lý cho bị cáo; HĐXX thẩm vấn bị cáo theo hướng bất lợi cho bị cáo HĐXX có thái độ “miệt thị, thiếu tơn trọng bị cáo”.

Những bất cập được phân tích trên đây có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân sau:

Một số quy định pháp luật hình sự ở nước ta còn bất cập, chưa hoàn toàn tạo điệu kiện thuận lợi cho bị cáo, mơ hình TTHS vẫn nặng về thẩm vấn cho nên ở một số phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh quyền của bị cáo chưa được bảo đảm. Mơ hình tố tụng ở nước ta vẫn nặng về tố tụng thẩm vấn, xét hỏi, dường như Tịa án vẫn có chức năng buộc

tội. Trên thực tế, trong nhiều vụ án xét xử sơ thẩm hình sự, HĐXX chưa vơ tư, cơng bằng trong việc tìm kiếm sự thật khách quan của vụ án đang diễn ra tại phiên tòa.

Trên thực tế, tại phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Kiểm sát viên cùng một lúc thực hiện hai chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp dẫn đến những bất cập nhất định. Một khi chưa phân định rõ ràng hai chức năng này thì KSV vẫn được coi là người có địa vị cao hơn người bào chữa. Vì thế mà quyền bào chữa của bị cáo khơng hồn toàn được bảo đảm.

Chưa có quy định cụ thể, hướng dẫn, có tài liệu nghiệp vụ quy định về cách thức, trình tự, thủ tục để các cơ quan và người tiến hành tố tụng thực hiện khi bị can, bị cáo thực hiện quyền im lặng.

Kiến thức pháp luật và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của một số Thẩm phán, HTND, KSV chưa đáp ứng yêu cầu nên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ xét hỏi tại phiên tòa để bảo vệ quyền của bị cáo. Bên cạnh đó, nhận thức về việc bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử của HĐXX chưa thực sự thay đổi, cịn sự kỳ thị, thiếu tơn trọng bị cáo.

2.2.6.3. Trong giai đoạn tranh luận

Tại một số vụ án sơ thẩm hình sự của TAND tỉnh, Hội đồng xét xử chưa tập tạo điều kiện cho bên gỡ tội khi họ bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Nhiều trường hợp Hội đồng xét xử ưu tiên hơn cho Kiểm sát viên và hạn chế quyền tranh luận của người bào chữa cho bị cáo.

Một số Chủ tọa chưa chú ý đến việc điều hành quá trình tranh luận giữa các bên nên ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, không bảo đảm được các quyền của bị cáo tại phiên tòa. Một số phiên tòa, Chủ tọa thiếu kinh nghiệm xử lý những tình huống như luật sư rời khỏi phịng xử án khi chưa có sự đồng ý của Chủ tọa hay KSV im lặng khơng trình bày quan điểm về vụ án; hay Chủ tọa lúng túng trong việc bị cáo nhờ luật sư bào chữa và KSV đề nghị hỗn

phiên tịa để rút hồ sơ điều tra bổ sung.

Quyền bào chữa của bị cáo là phương tiện, công cụ để bị cáo bảo vệ quyền của mình nhưng trên thực tế vẫn chưa thực sự được coi trọng. Việc phải tranh luận, phải đối đáp lại giữa hai bên buộc tội giữa KSV và Người bào chữa chưa dân chủ, bên buộc tội chưa tích cực khi trả lời những câu hỏi của các bên. Trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa, một số vụ án nguyên tắc suy đốn vơ tội chưa được vận dụng triệt để, quyền bào chữa của bị cáo chưa được coi trọng, bên buộc tội và bên gỡ tội chưa thực sự bình đẳng trong việc đưa ra các chứng cứ, tài liệu hay viện dẫn các quy định pháp luật để bảo vệ quyền cho bị cáo.

Ở một số phiên tòa, chủ tọa chưa chú ý đến thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch, chưa đề cao tranh tụng mà cịn nặng về xét hỏi; khơng bảo đảm quyền được thể hiện ý kiến, quan điểm của người bào chữa đối với bị cáo. Chủ tọa vẫn dành quyền hỏi nhiều hơn so với KSV và luật sư. Một số chủ tọa phiên tịa khơng chỉ hỏi mà cịn đưa ra quan điểm nhận xét, bình luận các ý kiến và đánh giá về lời khai, giáo dục bị cáo. Do vậy, bị cáo có tâm lý khơng hợp tác và họ sử dụng quyền im lặng. Khi bị cáo sử dụng quyền im lặng, những người tiến hành tố tụng cho rằng, bị cáo khơng thành khẩn, khơng hợp tác, thậm chí coi đây là tình tiết tăng nặng.

Có nhiều ngun nhân dẫn đến những bất cập trong hoạt động tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh:

Do nhận thức về việc bảo đảm quyền con người của bị cáo của HĐXX chưa thực sự thay đổi, cịn sự kỳ thị, thiếu tơn trong bị cáo; trong khi đó pháp luật hình sự có nhiều quy định bất cập, chưa hồn tồn lợi cho bị cáo, mơ hình tố tụng hình sự vẫn nặng về thẩm vấn, nguyên tắc tranh tụng mặc dù đã được hiến định nhưng chưa tạo ra sự chuyển động tích cực, sâu rộng từ trong nhận thức của Thẩm phán, Hội thẩm, KSV.

Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của một số Thẩm phán, HTND chưa đáp úng được những yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động xét xử nói chung và hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Một số Thẩm phán, HTND nhận thức chưa thay đổi, vẫn còn định kiến với bị cáo là người phạm tội, chưa vận dụng triệt để ngun tắc suy đốn vơ tội cho bị cáo. HĐXX khi điều khiển hoạt động tranh tụng có biểu hiện thiên vị cho phía KSV.

Một số chưa đề cao trách nhiệm với bị cáo, thậm chí coi mình ở vị trí đối lập với bị cáo (vị trí truy tố và buộc tội theo cáo trạng của VKS) nên chưa tích cực tranh luận với luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo.

Việc thực hiện quy định về quyền bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cịn có những bất cập. Một số vụ án Chủ tọa phiên tịa gây khó khăn cho luật sư khi luật sư muốn có giấy chứng nhận bào chữa hay khi luật sư xin gặp gỡ thân chủ của mình.

2.2.6.4. Trong giai đoạn nghị án và tuyên án.

Việc đánh giá đúng đắn các tình tiết, tài liệu và chứng cứ một cách khách quan toàn diện là yêu cầu bắt buộc trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, trên cơ sở đó, khi nghị án HĐXX ra phán quyết đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, thực tế có vụ án hình sự cấp tỉnh Tòa án đánh giá chưa đầy đủ các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án do đó áp dụng pháp luật chưa đúng. Ví dụ, vụ án bị cáo Lê Nguyễn Xuân Hoa. Tại bản án hình sụ sơ thẩm số 14/2019/HS-ST ngày 25/2/2019 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định tuyên bố các bị cáo Lê Nguyễn Xuân Hoa phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Ngày 20/3/2019 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định có quyết định kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt. Nhận định của Tịa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng trong vụ án này bị cáo Lê Nguyễn Xuân Hoa phải bị truy tố và xét xử theo điểm b, khoản 3, Điều 251 Bộ luật hình sự nhưng cấp sơ thẩm xét xử và truy tố bị cáo Hoa theo khoản 1, Điều 251 Bộ luật hình sự

là khơng đúng quy định pháp luật nên Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)