Mục tiêu, yêu cầu về hoàn thiện và áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 57 - 60)

pháp luật hình sự về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Định.

3.1.1. Mục tiêu

Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải gắn với việc thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nuớc và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tiếp tục kỷ luật, kỷ cương trước hết phải tiếp tục quán triệt các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp. Trong TTHS bảo vệ quyền của bị cáo là một nhiệm vụ luôn được đặt ra. Việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người của bị cáo là một trong những nhiệm vụ mà các quốc gia trên thế giới hiện nay đang thực hiện. Như vậy, bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh trong thời gian tới phải quán triệt quan điểm và nguyên tắc tất cả vì mục tiêu bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; phải không ngừng nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nuớc và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tiếp tục kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động tố tụng hình sự nhất là hoạt động xét xử của TAND.

3.1.2. Yêu cầu

Yêu cầu đáp ứng công cuộc cải cách tư pháp

Nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tư pháp, Nghị quyết 08-NQ/TW đã nêu quan điểm chỉ đạo: Công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các

nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế; giữ vững bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân [4, tr.34]. Đồng thời, khi

xét xử, các Toà án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của KSV, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định [4, tr.34].

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện và tranh chấp tăng, đa dạng và phức tạp. Nghị quyết số 96/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIV, Kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 27/11/2019 về công tác PCTP và VPPL, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án đã nêu rõ: Có giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các loại án. Tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%; án dân sự đạt trên 78%; án hành chính đạt trên 60%. Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám đốc xét xử.

Yêu cầu đáp ứng công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới

Bình Định là tỉnh nằm ở trung tâm duyên hải miền Trung, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với những đặc điểm về tự nhiên và xã hội rất đặc thù và đa dạng, có điều kiện về hệ thống giao thông thuận lợi, đời sống

nhân dân ngày càng được nâng cao, tài sản của nhân dân càng nhiều, mức độ lưu chuyển tài sản ngày càng tăng. Theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 thì Bình Định được xác định sẽ phấn đấu trở thành tỉnh có nền cơng nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh và quốc phịng ln bảo đảm. Tình hình KT-XH chuyển biến tích cực, hoạt động kinh tế có nhiều khởi sắc, nhiều dự án đầu tư đi vào hoạt động tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu ngân sách địa phương…

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, Bình Định đang đứng trước nhiều thách thức cần được tập trung giải quyết. Chịu ảnh hưởng nhiều bởi những biến động về kinh tế thế giới, nhất là sự biến động về giá vàng, hàng nông sản, bất động sản… làm cho một bộ phận dân cư tích luỹ tài sản dư giả nhiều, đồng thời một bộ phận khác bị thua lỗ, nợ nần, phá sản…Việc đơn giản hoá các giao dịch kinh tế, dân sự làm điều kiện trực tiếp làm phát sinh tội phạm phạm lạm dụng tín nhiệm CĐTS. Trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn khơng đồng đều, hiểu biết về pháp luật cịn hạn chế, rất thiếu hiểu biết và thông tin về các thủ đoạn phạm lạm dụng tín nhiệm CĐTS.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đã chủ động phịng ngừa, đấu tranh tấn cơng trấn áp tội phạm, nhưng tình hình tội phạm vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Yêu cầu nâng cao hiệu quả phối hợp trong quá trình truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương là rất cấp bách và mang tính thời sự.

Yêu cầu phòng, chống tội phạm

Nhiều băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, mua bán ma túy đã được triệt phá, bóc gỡ; các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý; hoạt động của tội phạm có tổ chức và băng nhóm tội phạm hình sự mang tính chất nguy hiểm đã được ngăn chặn; tình hình tội phạm cơ bản được kiềm chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)