được quyền nói lời sau cùng. Trong khi bị cáo nói lời nói sau cùng HĐXX khơng được đặt câu hỏi. Bảo đảm quyền cho bị cáo luật quy định HĐXX không cản trở cho bị cáo nói lời sau cùng; tuy nhiên, bị cáo phải trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án.
Kết thúc tranh luận, Chủ tọa phiên tòa để bị cáo nói lời sau cùng. HĐXX khơng hạn chế thời gian trình bày của bị cáo. Nếu bị cáo nói lời sau cùng có thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng mà trước đó bị bỏ qua, chưa được chứng minh làm sáng tỏ thì Chủ tọa phiên tịa quyết định quay trở lại việc xét hỏi để làm rõ vấn đề đó làm căn cứ giải quyết vụ án. Khi bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX phải lắng nghe ý kiến trình bày của bị cáo, HĐXX không cắt lời bị cáo khi họ trình bày. Chủ tọa phiên tịa bảo đảm KSV hay những chủ thể khác không được cắt lời bị cáo hay không để cho họ đặt những câu hỏi yêu cầu bị cáo trả lời.
1.4.4. Bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo ở giai đoạn nghị án và tuyên án án
Sau khi bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX tiến hành nghị án. Nghị án phải được tiến hành tại phịng nghị án, được bố trí tiện lợi, cạnh phịng xét xử. Về thành phần tham gia nghị án, chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới được quyền nghị án. Như vậy, KSV giữ quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp, Thư ký tịa án khơng được tham gia nghị án. Thành viên Hội đồng xét xử biểu quyết từng vấn đề. Thẩm phán biểu quyết sau cùng.
HĐXX có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật có thể có khung hình phạt nặng hơn theo cùng tội danh mà VKS truy tố. Vấn đề này cũng đang gây ra những tranh cải vì như thế sẽ khơng bảo đảm quyền của bị cáo. Tuy nhiên, bảo đảm quyền của bị cáo, HĐXX phải giải thích việc này cho bị cáo chuẩn bị tâm lý hoặc thực hiện tốt quyền bào chữa của mình.
Bảo đảm quyền của bị cáo, khi nghị án HĐXX thực hiện đúng các nguyên tắc trong TTHS như nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số; nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc khách quan; nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc khách quan.. .HĐXX phải thực hiện nhiệm vụ theo luật định, bảo đảm vụ án được xem xét khách quan, công bằng, kịp thời. HĐXX thảo luận và đánh giá lại chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra và đã được xem xét tại phiên tòa. Những ý kiến tranh luận giữa KSV và người bào chữa cho bị cáo ở phiên tòa được HĐXX cân nhắc để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Cần tránh sự can thiệp từ phía lãnh đạo tịa án đối với HTND, nhất là khi HĐXX đang tiến hành nghị án. Nếu vụ án có nhiều bị cáo, nhiều tội phạm thì Chủ tọa phiên tịa chuẩn bị nội dung, kế hoạch nghị án đối với từng bị cáo, phổ biến với HTND để tiến hành nghị án.
Bản án hình sự phải đáp ứng yêu cầu về nội dung và thể thức, phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng. Khi tuyên án, Chủ tọa phiên tịa phải bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật nhưng đồng thời phải cơng khai, kể cả xử kín cũng phải được tun án cơng khai. Chủ tọa phiên tịa cơng bố toàn bộ bản án, tránh những trường hợp công bố một số nội dung chính, ảnh hưởng đến quyền của bị cáo và những chủ thể khác. Bảo đảm quyền của bị cáo khi tuyên án, Chủ tọa phiên tịa phải giải thích cho bị cáo quyền kháng cáo, thời gian, trình tự, thủ tục kháng cáo. Bên cạnh đó, Chủ tọa
phiên tịa giải thích cho người bị kết án về việc chấp hành bản án. Nếu bắt