Các giải pháp cụ thể đối với Tịa án nhân dân tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 66 - 72)

Nâng cao chất lượng Thẩm phán, xây dựng và hoàn thiện đội ngũ Thẩm phán TAND đủ về số lượng, tốt về chất lượng trong thời kỳ mới, xây dựng đội ngũ Thẩm phán, những người trực tiếp tiến hành hoạt động xét xử, trên các nhiệm vụ như sau: Hồn thiện quy trình về tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán là giai đoạn có tính chất đặc biệt quan trọng cho cả một quá trình tổ chức thực hiện cải cách tư pháp. Muốn tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán được nhanh chóng, chính xác, chặt chẽ và

đúng pháp luật thì trước hết cần phải có một cơ chế với thủ tục, quy trình phù hợp và thống nhất. Sớm hoàn thiện các tiêu chuẩn đối với việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán TAND các cấp nhất là cấp tỉnh. Ngoài các tiêu chuẩn đánh giá năng lực của Thẩm phán theo quy định hiện hành cần xây dựng và kết hợp với đánh giá năng lực công tác và hoạt động thực tiễn của Thẩm phán. Trước khi bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm Thẩm phán, cần tiến hành thi tuyển nghiệp vụ xét xử, hoặc thời gian 05 năm một lần tiến hành sát hạch đối với đội ngũ Thẩm phán để sàng lọc những Thẩm phán yếu kém về trình độ chun mơn và nghiệp vụ. Việc sát hạch phải tiến hành khách quan, công khai và công bằng thông qua việc xử lý các tình huống cụ thể mà Thẩm phán phải giải quyết trong quá trình xét xử.

Thẩm phán TAND tỉnh cần kịp thời cập nhật các văn bản pháp luật chuyên ngành về hình sự, TTHS, những hướng dẫn về nghiệp vụ xét xử, những kết luận và định hướng áp dụng pháp luật hình sự. Có thể cơng khai các văn bản đó trên website của Tịa án tỉnh, để Thẩm phán, công chức thuận lợi tra cứu, cập nhật văn bản mới, hoặc gửi về theo địa chỉ email của các Thẩm phán. Bằng cách này sẽ tiết kiệm kinh phí, thơng tin kịp thời. Thông qua đó, Thẩm phán cập nhật được những nội dung kiến thức mới góp phần bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo các chuyên đề về luật hình sự, luật TTHS, kỹ năng nghiệp vụ xét xử vụ án hình sự cho Thẩm phán TAND cấp tỉnh trực tiếp làm nhiệm vụ xét xử như: kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tình tiết, sự kiện, tài liệu, chứng cứ liên quan; kỹ năng tập hợp, lựa chọn, giải thích các quy phạm pháp luật một cách chính xác, phù hợp với các tình tiết, sự kiện, chứng cứ và toàn bộ nội dung cụ thể của vụ án; kỹ năng tổ chức, điều khiển phiên tòa; kỹ năng viết bản án và tuyên án...

Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của một số Thẩm phán, HTND chưa đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động xét xử nói chung và hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Một số Thẩm phán, HTND nhận thức chưa thay đổi, vẫn còn định kiến với bị cáo là người phạm tội, chưa vận dụng triệt để ngun tắc suy đốn vơ tội cho bị cáo. HĐXX khi điều khiển hoạt động tranh tụng có biểu hiện thiên vị cho phía KSV.

Kết luận Chương 3

Tác giả đã luận giải các quan điểm tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh bao gồm: Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải gắn chặt với nhiệm vụ và lộ trình cải cách tư pháp; tiếp tục sự lãnh đạo của Đảng, gắn với nhiệm vụ và xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự và pháp luật TTHS; kiện tồn hệ thống các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử; không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của Luật sư tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Đồng thời, cần chú ý nâng cao và phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan báo chí ngơn luận phản ánh, thơng tin về hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND qua đó phát hiện các dấu hiệu oan, sai, hay vi phạm quyền công dân được phản ánh kịp thời và xử lý đúng pháp luật qua đó góp phần bảo đảm các quyền của bị cáo.

Trên cơ sở những quan điểm đó, tác giả luận giải về các giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND tỉnh. Các giải pháp đó là: tiếp tục hồn thiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; kiện tồn tổ chức hoạt động của cơ quan điều tra, VKS, Tòa án; nâng cao vai trò của các tổ

chức luật sư, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng; tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ Thẩm phán, HTND, KSV tham gia thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tịa sơ thẩm hình sự TAND cấp tỉnh; đồng thời xây dựng cơ chế phát huy vai trò hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức xã hội, báo chí và cơ quan ngôn luận trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây góp phần bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh.

KẾT LUẬN

Nhà nước pháp quyền luôn xây dựng và hướng đến một nền pháp luật công bằng, minh bạch, dân chủ, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, tơn trọng sự bình đẳng của mọi cá nhân trong thụ hưởng và phát triển quyền, khơng có sự phân biệt đối xử, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, bị cáo là người có vị trí trung tâm và có đủ các quyền của con người với tư cách là công dân. Ở các giai đoạn tố tụng hình sự trong đó có giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đều có thể dẫn đến những nguy cơ xâm hại các quyền của bị cáo. Luận văn

“Quyền tố tụng của bị cáo từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định” đã nêu khái quát được quyền tố tụng của bị cáo tại

phiên tịa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, các yếu tố đảm bảo quyền tố tụng của bị cáo và việc đảm bảo quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Luận văn cũng đã nêu được thực trạng quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Định và những tồn tại hạn, hạn chế, đã nghiên cứu và đề ra các nhóm giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm án hình sự, đảm bảo quyền tố tụng của bị cáo, bảo đảm cho sự độc lập tư pháp, độc lập xét xử của Tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư pháp theo nội dung Hiến định. Đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tố tụng của bị cáo trong hoạt động xét xử tạo điều kiện, tiền đề để cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận tới Tòa án để thực hiện và bảo vệ các quyền của mình; hoạt động xét xử của Tòa án cần phải thực hiện theo một thủ tục tố tụng tư pháp chặt chẽ, khách quan, tuyệt đối tuân thủ pháp luật và mang tính độc lập tuyệt đối; thẩm phán và hội thẩm phải vô tư, khách quan trong thực thi công

vụ, áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật; đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động xét xử để hoạt động xét xử đạt hiệu quả, hiệu lực, đạt được mục tiêu bảo vệ công lý, quyền con người và quyền công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)