Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 38 - 41)

biết.

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền tố tụng của bị cáo cáo

- Chất lượng của hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân cấp tỉnh: Chất lượng của hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về bảo đảm quyền của bị cáo nói riêng quyết định đến hoạt động bảo đảm quyền của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Những nguyên tắc hiến định bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân nói chung là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền con người trong TTHS. Để đảm bảo quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, cùng với việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật về bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, một yêu cầu quan trọng đặt ra là phải thường xun làm tốt cơng tác hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này để kịp thời loại bỏ những quy phạm pháp luật khơng cịn phù hợp, sửa đổi, bổ sung những quy phạm pháp luật chưa sát hợp với thực tiễn, làm cơ sở cho việc ban hành mới những quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền của bị cáo trong bối cảnh cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.

- Chất lượng hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân cấp tỉnh: Chất lượng hoạt động của các cơ quan tố tụng quyết định trực tiếp đến hoạt động bảo đảm quyền của bị cáo trong TTHS nói chung và trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh nói riêng. Suy cho cùng, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng là hoạt động bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý.

- Chất lượng của đội ngũ những người tiến hành tố tụng trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân cấp tỉnh: Chất lượng đội ngũ những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND được coi là điều kiện cần, quyết định đến việc bảo đảm quyền của bị cáo. Như vậy, cần phải đặt ra tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng hợp lý đáp ứng nhiệm vụ xét xử, bảo đảm quyền của bị cáo; đồng thời phải thường xun nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ cho Thẩm phán, HTND, KSV tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách đáp ứng tốt nhu cầu vật chất và tinh thần để họ yên tâm công tác, trau đồi dạo đức nghề nghiệp, giữ vững bản lĩnh chính trị. Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải nâng cao trình độ nhận thức của các chủ thể tiến hành tố tụng.

Kết luận Chương 1

Quyền con người là những giá trị cao quý, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội quyền của bị cáo là những giá trị, nhu cầu và lợi ích hợp pháp vốn có của bị cáo, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và quốc gia được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS.

Pháp luật ghi nhận bị cáo có các quyền khi tham gia quan hệ tố tụng ở các giai đoạn trong đó có giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh là việc ghi nhận bằng pháp luật các quyền của bị cáo, các chủ thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình để bị cáo được bảo đảm các quyền của họ theo quy định của pháp luật. Trong chương này tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề về quyền của bị cáo trên cơ sở làm rõ các khái niệm liên quan như:

quyền con người, quyền công dân, định nghĩa về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và phân tích ý nghĩa của việc quy định và thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)