Trong giai đoạn tranh luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 45 - 46)

Đánh giá về quyền tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 5 luật sư tham gia các phiên tịa hình sự sơ thẩm TAND tỉnh năm 2020 về việc thực hiện quyền tranh luận của bị cáo trong giai đoạn xét hỏi, kết quả cho thấy “HĐXX bảo đảm tranh luận giữa các bên buộc bội và bên gỡ tội khách quan”, mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đều được trình bày, tranh luận tại phiên tịa với sự có mặt đầy đủ của những người tham gia tố tụng theo quy định trong đó có sự tham gia của bị cáo, người bào chữa của bị cáo. Chủ tọa phiên tồ khơng hạn chế thời gian tranh luận.

Phần lớn các vụ án hình sự sơ thẩm TAND tỉnh xét xử đã tuân thủ việc đảm bảo các quyền của bị cáo như quyền tự bào chữa hay nhờ người bào chữa, quyền được công khai xét xử, bảo đảm cho bị cáo thực hiện đầy đủ

quyền, nghĩa vụ của mình; hình phạt mà TAND tỉnh áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh, kết hợp giữa nghiêm trị với giáo dục, thuyết phục. Do đó, hằng năm có số lượng lớn các bản án hình sự của các tịa sơ thẩm Tịa án tỉnh đã tuyên đều đảm bảo đúng pháp luật, bảo đảm tính khách quan, cơng bằng, bảo đảm các quyền của bị cáo, trong giai đoạn 2016-2020 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã xét xử 386 vụ/1.044 bị cáo, án hủy 4 vụ, tỷ lệ 1,03%.

HĐXX tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án tỉnh đã thể hiện trách nhiệm bảo đảm quyền của bị cáo thông qua việc thực hiện đúng đắn nhiệm vụ của mình trong hoạt động xét xử, thể hiện được vị trí, vai trò trung tâm trong hoạt động tranh luận tại phiên tịa, khơng có những biểu hiện hạn chế thời gian tranh luận, hay định hướng việc tranh luận giữa các bên theo đề cương xét xử đã chuẩn bị trước. Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, vấn đề tranh tụng tại phiên tòa được TAND cấp tỉnh xác định là khâu đột phá trong hoạt động xét xử. Trong quá trình xét xử, HĐXX tại các phiên tòa sơ thẩm đã tạo điều kiện cho KSV và luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo tranh luận đã tập trung vào những vấn đề mấu chốt của vụ án những chưa rõ, không cắt ngang lời tranh luận của các bên.

Khi Thẩm phán chủ tọa phiên tịa cơng bố kết thúc phần tranh luận chuyển sang nghị án, cho phép bị cáo nói lời sau cùng. Kết quả khảo sát trong năm 2020 cho thấy có 243/243 bị cáo, tỷ lệ 100% bị cáo được chủ tọa phiên tòa cho phép nói lời sau cùng để trình bày tâm tư, nguyện vọng của mình về việc giải quyết vụ án về những vấn đề mà cho là cần thiết nhất đối với mình để hội đồng xét xử xem xét khi nghị án. Hội đồng xét xử đã tạo điều kiện tốt cho bị cáo, không đặt câu hỏi và khơng hạn chế thời gian trình bày của bị cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)