Các giải pháp kiến nghị chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 60 - 66)

3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện thể chế

- Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các quy định về quyền của bị cáo trong Hiến pháp năm 2013 và tại Điều 61 của Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015:

Để bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử các vụ án hình sự nói chung và bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh nói riêng phải khẩn trương rà sốt các quy định pháp luật liên quan đến bảo đảm quyền của bị cáo ở các văn bản pháp luật khác nhằm bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ và ban hành văn bản hướng dẫn những điểm mới về quyền của bị cáo tại Điều 61 của Bộ Luật TTHS năm 2015 khi Bộ luật này có hiệu lực thi hành như sau: Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; quyền trình bày lời khai,..., khơng buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; quyền xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục ban hành các văn bản QPPL cụ thể hóa quy định về quyền của người bào chữa cho bị cáo trong HP năm 2013 và Bộ luật hình sự năm 2015:

Khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết 144 /2016/NQ13 ngày 29/6/2016 của Quốc hội hướng dẫn kể từ ngày 01/7/2016: Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại Khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự và tiếp tục áp dụng các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số 109/2015/NQ13. Như vậy, căn cứ Nghị quyết số 144/2016/NQ13 đã hướng dẫn nêu trên thì những điểm quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về đối tượng, phạm vi, trình tự, thủ tục quy định về bào chữa mà có lợi cho người phạm tội được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng kể từ ngày 01/7/2016.

Để bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự cần tiến hành các biện pháp sau đây: Sớm nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn và bảo đảm thực hiện quy định bảo đảm quyền của người bào chữa trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; Hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan bổ sung quy định về quyền của người bào chữa cho bị cáo; Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Luật sư; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý ở một số văn bản pháp luật liên quan như Luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý.

- Tiếp tục ban hành các văn cụ thể hóa chế định về thủ tục, trình tự xét xử sơ thẩm trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bảo đảm quyền của bị cáo:

* Trước khi mở phiên tòa:

những nội dung mới trong Bộ luật TTHS mới để bảo đảm quyền của bị cáo trong thời gian trước khi mở phiên tòa. Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu, đề nghị của KSV và những người tham gia tố tụng trước khi mở phiên tòa như: yêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ; yêu cầu triệu tập người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa (Điều 279); Bổ sung quy định khi phát hiện q trình khởi tố, điều tra, truy tố khơng bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can thì Tịa án khơng mở phiên tịa, trả hồ sơ để VKS khắc phục vi phạm (Điều 280).

* Về trình tự xét hỏi:

Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Điểm mới đáng chủ ý so với Bộ luật TTHS năm 2003 là Luật mới quy định: Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.

Có thể khẳng định rằng, bảo đảm quyền của bị cáo trước hết là cần có sự tơn trọng từ những người tiến hành tố tụng đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án. Đối với việc hỏi bị báo: Bộ luật TTHS năm 2015, tại điều 309 quy định về trình tự, thủ tục hỏi bị cáo: Chủ tọa phiên tòa phải quyết định hỏi riêng từng bị cáo. Bị cáo sẽ bị cách ly khi lời khai của các bị cáo ảnh hưởng đến nhau. Trong quá trình xét hỏi, để bảo đảm quyền của bị cáo, bảo đảm quyền bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, căn cứ theo tình hình, diễn biến của phiên tịa, để có thêm những tình tiết, nhằm bảo đảm quyền con người, giải quyết vụ án khách quan, công bằng Chủ tọa phiên tịa có thể tạo điều kiện cho các bị cáo khác về những vấn đề có liên quan đến bị cáo. Bộ luật TTHS (sửa đổi) năm 2015 quy định, tại khoản 3, Điều 309: “Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được

đặt câu hỏi với bị cáo khác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo”. Vì vậy việc ban hành các quy định hướng dẫn trình tự xét hỏi là cần thiết.

Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an cần phối hợp ban hành văn bản liên tịch giải thích nội hàm quyền im lặng của người bị buộc tội, hướng trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền im lặng của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án. Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của việc bảo đảm thực hiện quyền im lặng của bị cáo: im lặng là quyền của bị cáo, những lời khai của bị cáo tại tịa khơng phải là chứng cứ duy nhất để buộc tội bị cáo; bảo đảm quyền im lặng phải được thực hiện đồng thời với thực hiện nguyên tắc trách nhiệm chứng minh, suy đốn vơ tội, đảm bảo quyền bào chữa... Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân khi có hướng dẫn về trình tự, thủ tục bảo đảm quyền im lặng của bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm các vụ án hình sự. tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền im lặng cho bị cáo tại phiên tịa hình sự để họ hiểu và sử đụng đúng quyền của mình. Tại phiên tịa, chủ tọa cần giải thích rõ quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội cho bị cáo. Chủ tọa phải giải thích để bị cáo hiểu rõ khi nào nên sử dụng quyền im lặng và sử dụng như thế nào giúp bị cáo ăn năn hối cải mà thành thật khai báo để hưởng sự giảm nhẹ, khoan hồng của pháp luật.

Về hoạt động tranh luận tại phiên tịa sơ thẩm xét xử các vụ án hình sự: Thủ tục tố tụng tại phiên toà chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp.

* Về nghị án và tuyên án:

những nội dung nghị án và thời gian cũng như những vấn đề liên quan đến nghị án tại phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả quy định về nghị án trong bộ luật TTHS năm 2015 và để bảo đảm quyền con người cần có hướng dẫn thực hiện điều luật theo hướng: Cần có biện pháp giám sát hoạt động nghị án của HĐXX có đúng trình tự, thủ tục và được tiến hành đầy đủ tại phòng nghị án của Tòa án; Quy định biện pháp, và yêu cầu việc ghi biên bản nghị án. Bảo đảm biên bản nghị án có phản án đúng trình tự, nội dung thảo luận của nghị án hay không; Triển khai biện pháp thi hành quy định cấm các cơ quan, chủ thể khác can thiệp đến hoạt động HĐXX khi tiến hành nghị án; Có quy định cụ thể phân định vai trò của Chủ tọa phiên tòa trong việc cung cấp, giải thích chun mơn, nghiệp vụ xét xử cho HTND khi nghị án tránh lợi dụng việc này để gây ảnh hưởng đến quyết định của HTND

3.2.1.2. Giải pháp tổ chức thi hành

Xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về quyền tố tụng của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Định.

Cần lưu ý, tại điều 286 Bộ luật TTHS năm 2015 có quy định mới về việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, Chủ tọa phiên tòa phải quán triệt, tổ chức bảo đảm quyền cho bị cáo trong việc gửi các quyết định tố tụng đúng thời gian quy định: Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa; Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở y ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo; Quyết định

tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ án của Tòa án được giao cho bị can, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ và gửi cho người tham gia tố tụng khác trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định; Quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án phải gửi cho VKS cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định. Chủ tọa phiên tòa phải quán triệt Điều 279 Bộ luật TTHS năm 2015 về giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tịa, trong đó lưu ý quyền của bị cáo khi bị cáo đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Trước khi mở phiên tòa, và trong thời gian tiến hành phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa phải bảo đảm quyền bị cáo chữa cho bị cáo.

Khi bắt đầu phiên tòa, lưu ý so với Bộ luật TTHS năm 2003, Điều 301 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định cụ thể về phần khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, Chủ tọa phiên tòa phải tiến hành đúng các bước theo quy định và phổ biến quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng trong đó có bị cáo: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của bị cáo, tìm hiểu nhân thân của bị cáo và giải thích các quyền cho bị cáo, Chủ tọa phiên tòa lưu ý một số quyền của bị cáo (mới được bổ sung theo Bộ luật TTHS năm 2015) để bảo đảm quyền lợi cho họ.

Tại phần xét hỏi của phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, Chủ tọa phiên tịa tạo điều kiện để thực hiện quyền trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vụ án. Nếu bị cáo có đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến vụ án mà mình quan tâm thì đồng ý để cho bị cáo hỏi. Tại phần tranh luận của phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh, Chủ tọa phiên tịa có tạo điều kiện cho

bị cáo và người bị cáo cho bị cáo được tranh luận không hạn chế về thời gian tranh luận.

Chủ tọa phiên tịa tạo điều kiện để cho được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án, bảo đảm khơng có người nào hỏi, ngắt lời bị cáo khi bị cáo nói lời sau cùng.

Sau khi kết thúc phiên tịa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, các bị cáo được xem biên bản phiên tịa có u cầu Tịa án ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòavà ký xác nhận.

Đối với HTND: Khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử và phân công tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND, HTND phải thu xếp thời để đánh giá hết các chứng cứ trong hồ sơ để có quyết định đúng đắn về vụ án, nhất là đối với những vụ án sơ thẩm hình sự cấp tỉnh có nhiều tình tiết phức tạp; HTND không nên trông chờ vào quyết định của Thẩm phán, mà phải có tư duy độc lập trong hoạt động xét xử.

Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm (Điều 74); đồng thời quy định về chế độ, chính sách đối với Thẩm phán: Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN tố TỤNG của bị cáo từ THỰC TIỄN xét xử sơ THẨM của tòa án NHÂN dân TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)