Triển khai thực hiện Thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.6.2. Triển khai thực hiện Thỏa ước lao động tập thể

Theo khoản 3 Điều 74 Bộ Luật lao động 2012 thì sau khi TƯLĐTT được ký kết, NSDLĐ phải công bố cho mọi NLĐ của mình biết. Tuy nhiên, với vai trò trách nhiệm của mình, Đại diện tập thể lao động tại cơ sở phải chủ động hoặc phối hợp với NSDLĐ thực hiện các biện pháp để truyền đạt nội dung TƯLĐTT đến NLĐ.

Đại diện tập thể lao động tại cơ sở kiến nghị với NSDLĐ xem xét, sửa đổi các quy định của doanh nghiệp có nội dung không phù hợp hoặc trái với nội dung của TƯLĐTT.

Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phân công thành viên theo dõi, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện TƯLĐTT. Có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động lập tiểu ban chỉ đạo thực hiện TƯLĐTT chung cho cả hai bên.

Đại diện tập thể lao động tại cơ sở phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện TƯLĐTT. Qua theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện TƯLĐTT nếu phát hiện những vướng mắc tồn tại thì kiến nghị, thương lượng với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời và thông báo cho NLĐ biết.

Sửa đổi, bổ sung và ký kết TƯLĐTT mới

Theo quy định tại Điều 77 BLLĐ năm 2012 sửa đổi bổ sung TƯLĐTT sau 03 tháng thực hiện đối với TƯLĐTT có hạn dưới 01 năm; Sau 06 tháng thực hiện đối với TƯLĐTT có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm, nếu

có điều khoản quy định tại TƯLĐTT trở nên không phù hợp hoặc trái pháp luật, tập thể lao động hoặc NSDLĐ đề xuất sửa đổi bổ sung thì Đại diện tập thể lao động tại cơ sở chủ động tiến hành các thủ tục thương lượng để sửa đổi bổ sung TƯLĐTT theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo đảm để TƯLĐTT phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và các quy định trong TƯLĐTT đã được kiểm nghiệm trên thực tế nhằm góp phần ổn định trong một thời gian nhất định hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm hoà bình công nghiệp, tránh sự xáo trộn trong doanh nghiệp. Sau thời gian thực hiện và kiểm nghiệm này, các bên mới xác định chính xác những nội dung bất cập, chưa phù hợp để nhằm bảo đảm hơn quyền, lợi ích, nghĩa vụ của bên mình và lợi ích chung. Qua đó, do phải thực hiện trong một khoảng thời gian nên quy định này cũng nhằm tăng cường trách nhiệm các bên trong quá trình thương lượng tập thể.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp các bên chỉ được sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT sau một khoảng thời gian quy định như trên. Trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi mà dẫn đến TƯLĐTT không còn phù hợp, thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực. Mục đích của quy định nêu trên là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, hạn chế các vi phạm pháp luật ngay từ các thoả thuận trái pháp luật hoặc không còn phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm thoả ước có hiệu lực.

Việc sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT được tiến hành như việc ký kết TƯLĐTT quy định tại Điều 74 BLLĐ năm 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)