7. Kết cấu của luận văn
2.1.5. Tình hình sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
Thực hiện sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT được thảo luận trong HNNLĐ hàng năm. Tại hội nghị NSDLĐ và Công đoàn chủ trì sau khi nghe thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiến hành lấy ý kiến của tập thể NLĐ, thảo luận thông qua những nội dung sửa đổi, bổ sung, sau đó tập thể NLĐ thống nhất biểu quyết thông qua.
Thường thì các bản thỏa ước sửa đổi, bổ sung các DN không ký phụ lục bổ sung mà ký lại toàn bộ TƯLĐTT. Cho nên trên thực tế công đoàn và cơ quan quản lý nhà nước về lao động ít ghi nhận những trường hợp bổ sung TƯLĐTT bằng phụ lục mà gửi TƯLĐTT mới hoàn toàn.
Tuy nhiên, có những trường hợp TƯLĐTT có những quy định không còn phù hợp, trái với quy định của pháp luật, được công đoàn đề xuất thương lượng sửa đổi, bổ sung, nhưng NSDLĐ không quan tâm, với những lý do bận cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, DN đang khó khăn … kéo dài thời gian không tổ chức được HNNLĐ để thương lượng sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT. Trong những trường hợp này, có nơi NSDLĐ không thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của NLĐ.
Qua phân tích trên cho thấy việc xem xét, sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT hầu hết được DN quan tâm, nhưng cũng có những DN chưa quan tâm còn biện minh nhiều lý do để né tránh không chấp hành theo quy định của pháp luật. Việc sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT chưa kịp thời.
2.2. Tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước tập thể sau khi ký kết được NSDLĐ, CĐCS DN phổ biến đến NLĐ và triển khai tổ chức thực hiện những nội dung mà các bên đã cam kết khi TƯLĐTT có hiệu lực. Tất cả những người làm việc trong DN có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung của TƯLĐTT.
Việc thực hiện TƯLĐTT được đặt dưới sự giám sát của CĐCS, NSDLĐ và NLĐ. Nếu trong quá trình thực hiện có bên nào không thực hiện đúng nội dung cam kết hoặc có hành vi vi phạm thỏa ước thì yêu cầu thực hiện đúng nội dung của thỏa ước.
Trên thực tế, việc phổ biến nội dung TƯLĐTT đến NLĐ còn nhiều DN chưa quan tâm. triển khai qua loa, hình thức, rồi để đó không thực hiện đúng các cam kết đã ghi trong TƯLĐTT.
Việc giám sát thực hiện TƯLĐTT ở một số DN chưa được các bên trong quan hệ thỏa ước nhất là CĐCS quan tâm thực hiện, để đến khi có tranh chấp thì mới lấy thỏa ước ra nói chuyện với nhau.
Bên cạnh đó việc giám sát chấp hành pháp luật lao động đối với DN trên địa bàn quận của cơ quan quản lý nhà nước chưa được thường xuyên, chưa phủ kính hết DN, không kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật lao động của DN.
Theo báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận từ năm 2013 đến năm 2019 toàn quận có 1.750 cuộc kiểm tra chuyên ngành về pháp luật lao động, bình quân mỗi năm có 350 cuộc trên địa bàn quận, qua công tác kiểm tra của đoàn chưa có DN nào bị xử phạt vi phạm hành chính lien quan đến hoạt động công đoàn tại các DN. Con số này chiếm tỷ lệ rất thấp so với số DN nói chung và số DN có TƯLĐTT nói riêng. Do đó, dễ phát sinh tranh chấp lao động tập thể về TƯLĐTT.
2.3. Giải quyết tranh chấp về thỏa ước lao động tập thể Bảng: số vụ tranh chấp lao động tập thể Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số vụ tranh chấp 2 4 3 2 1 1 1 Số người tham gia 57 320 98 67 52 76 425
Nguồn: phòng Lao động Thương binh và xã hội quận và các Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.
Trong giai đoạn 2013 - 2019, tình hình QHLĐ trong DN tại quận diễn biến khá phức tạp, một phần do tác động từ các sự kiện chính trị như: việc Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặt biệt kinh tế của VIệt Nam, việc Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các vấn đề khác tác động tiêu cực đến tình hình QHLĐ trên địa bàn, đã xảy ra nhiều cuộc tranh
chấp lao động tập thể, dẫn đến đình công, lãng công với số công nhân tham gia đông. Các vụ tranh chấp lao động tập thể liên quan đến TƯLĐTT, có tới 1.095 công nhân tham gia, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quận.
Nội dung của các vụ tranh chấp lao động tập thể tập trung ở một số vấn đề như: nợ lương, chậm chi trả lương, trả lương không đúng với mức lương đăng ký với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và những mâu thuẫn về chế độ chính sách cho NLĐ trong quá trình chuyển giao doanh nghiệp, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể doanh nghiệp.
Các vụ việc tranh chấp giữa NSDLĐ với NLĐ xảy ra trên địa bàn quận Tân Phú thể hiện qua 02 nhóm ngành chủ yếu như sau:
Nhóm DN ngành may mặc
Tranh chấp về tiền lương, liên quan đến nội dung tranh chấp giữa NLĐ với NSDLĐ thường xuyên xảy ra và phổ biến nhất là đối với các doanh nghiệp ngành may mặc khi đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động với cơ quản quản lý nhà nước có thông qua CĐCS là một mức lương khác với mức lương DN trả cho NLĐ, DN có xây dựng định mức lao động tại DN thấp hơn mức lương đã đăng ký với cơ quan chức năng nhưng không thông qua CĐCS không đăng ký với cơ quan chức năng mà vẫn áp dụng, từ đó dẫn đến tình trạng DN trả lương cho NLĐ thấp hơn mức lương mà DN đã đăng ký với cơ quan chức năng, gây bức xúc cho NLĐ.
Tranh chấp về nợ lương, Bảo hiểm xã hội, khi các DN ngành may mặc đang trong quá trình chuyển giao DN, DN thu hẹp sản xuất, giải thể DN thường phát sinh tranh chấp giữa NSDLĐ và NLĐ về nợ lương, bảo hiểm xã
hội là rất cao, do trong quá trình làm việc NLĐ bị DN trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội với mức cao hơn mức DN đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, thời gian DN đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ ít hơn thời gian làm việc thực tế của NLĐ tại DN, đồng thời DN cũng chậm chốt sổ bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ; các DN đi đến bờ vực phá sản do làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán lương cho nhân viên. Đây là những nội dung tất yếu dẫn đến tranh chấp giữa NSDLĐ và NLĐ do không thỏa thuận được các quyền và lợi ích giữa các bên.
Nhóm DN kinh doanh ngành nghề bảo vệ
Tranh chấp trong loại hình doanh nghiệp này chủ yếu là về nội dung nợ tiền lương, không giao kết hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ. Trong loại hình kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên đia bàn quận Tân Phú với khoảng 30 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, với số lượng lao động thường dao động từ 20 đến 100 lao động thường xuyên, tổ chức công đoàn tại các DN này hoàn toàn không hoạt động theo quy định pháp luật, mà hình thức chủ yếu là làm thủ tục cho có để đối phó với cơ quan chức năng, Chủ tịch công đoàn công ty cũng là nhân viên hưởng lương của công ty nên việc giám sát thực hiện chính pháp luật về lao động, thực hiện nội dung thỏa ước lao động hầu như không thực hiện được, chính vì vậy mà các DN này thường xảy ra tranh chấp giữa NSDLĐ với NLĐ, đồng thời khi xảy ra tranh chấp Chủ tịch công đoàn không có khả năng đứng ra để bảo vệ cho NLĐ.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân quận, đặc biệt là sự chủ động phối hợp giữa các ngành liên quan, mà chủ công là Công đoàn cơ sở các cấp, Liên đoàn lao động quận và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận đã kịp thời nắm bắt thông tin, xử lý dứt điểm các
vụ lao động tập thể khi mới phát sinh tại DN, đảm bảo hài hoà được lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, hạn chế tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công, lãng công ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Về số vụ tranh chấp TƯLĐTT cho thấy trong giai đoạn 2013-2019 số vụ tranh chấp lao động tập thể, số NLĐ tham gia giảm dần qua các năm, từ 4 vụ năm 2014, xuống còn 1 vụ năm 2019.
Về tình hình giải quyết tranh chấp, Thực tế cho thấy, CĐCS DN không đủ khả năng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, một phần nguyên nhân chủ yếu là do Công đoàn cơ sở của DN hưởng lương do DN chi trả hàng tháng, một phần do kỹ năng lực cán bộ công đoàn cơ sở còn hạn chế. Do đó, khi có xảy ra tranh chấp CĐCS luôn nhờ sự hỗ trợ từ Công đoàn cấp trên.
Thông thường khi có tranh chấp xảy ra Liên đoàn lao động quận phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp đến DN để nắm tình hình. Sau khi xác định được nguyên nhân tranh chấp sẽ tiến hành thương lượng tìm phương án giải quyết.
Trường hợp thống nhất nội dung thương lượng thì tranh chấp được giải quyết theo hướng thành, tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc, có chữ ký của các bên tham gia thương lượng. CĐCS có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các nội dung cam kết giữa NLĐ và NSDLĐ theo nội dung biên bản đã ghi nhớ.
Trường hợp không thương lượng được thì công đoàn cấp trên cơ sở, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận tiến hành hòa giải. Trên cơ sở biên bản hòa giải không thành và có yêu cầu của một trong hai bên tranh chấp thì Phòng Lao động -Thương binh Xã hội quận chủ trì phối hợp với Công đoàn cấp trên cơ sở mời các bên tranh chấp đến tiến hành hòa giải. Thời gian hòa giải theo quy định của pháp luật hoặc có thể sớm hơn để đảm bảo ổn định
tình hình. Trong trường họp hòa giải thành thì lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên tham gia buổi hòa giải. Trong trường hợp hòa giải không thành thì lập biên hòa giải không thành có chữ ký của các bên tham gia buổi hòa giải và hướng dẫn các bên làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế trên địa bàn quận Tân Phú không có trường hợp nào đình công đúng theo quy định của pháp luật, mà chỉ do tự phát của công nhân.
Đối với những trường hợp nội dung tranh chấp lao động tập thể là những yêu sách của NLĐ không phù hợp với điều kiện của DN cũng như quy định của pháp luật hoặc NSDLĐ có những yêu cầu quá cao, trái với quy định của pháp luật hoặc TƯLĐTT thì công đoàn và các ngành giải thích để NLĐ, DN có sự thay đổi cho phù hợp, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong QHLĐ.
Nhìn chung, việc giải quyết tranh chấp tập thể của các địa phương trên địa bàn thành phố cơ bản theo trình tự, giải quyết dứt điểm được các vụ tranh chấp, không để xảy ra điểm nóng, đảm bảo hài hòa được quyền và lợi ích của các bên trong QHLĐ.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa quan tâm đến việc xác định đâu là tranh chấp tập thể về quyền, đâu là tranh chấp tập thể về lợi ích để đảm bảo giải quyết đúng theo quy định của pháp luật. Vai trò của Hòa giải viên lao động chưa được thể hiện trong quá trình giải quyết, mà chủ yếu là Công đoàn cấp trên cơ sở và cán bộ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận.
2.4. Đánh giá về hoạt động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể giai đoạn 2013 – 2019 trên địa bàn quận Tân Phú
Qua quá trình phân tích, tổng hợp tài liệu và nghiên cứu thực trạng về thương lượng và ký TƯLĐTT trên địa bàn quận Tân Phú có thể đánh giá như sau:
2.4.1. Ưu điểm
Thỏa ước lao động tập thể là điều quan trọng và cần thiết, nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN. NLĐ được bảo đảm quyền lợi tốt hơn, thúc đẩy nâng cao trách nhiệm các bên trong chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật; đồng thời hạn chế tình trạng tranh chấp lao động và đình công.
Việc thực hiện quy định của pháp luật về thương lượng, ký kết TƯLĐTT trên địa bàn quận trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân quận, Chính quyền và các Cơ quan quản lý nhà nước, Công đoàn các cấp. Nhận thức của NSDLĐ ngày càng được nâng lên, quan tâm phối hợp với CĐCS tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT.
Số DN có TƯLĐTT ngày càng tăng, chất lượng TƯLĐTT cũng được nâng lên rõ rệt. Việc tổ chức thực hiện TƯLĐTT được NSDLĐ và công đoàn quan tâm thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các bên chủ thể ký kết TƯLĐTT, của cơ quan quản lý nhà nước về lao động được tăng cường.
Nội dung TƯLĐTT của một số DN đã có nhiều điểm có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật như: chế độ hiếu hỷ, bảo đảm việc làm, mức lương cơ bản, chế độ nâng bậc lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng sức khỏe, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, chế độ ăn giữa ca, tặng quà sinh nhật, trợ cấp khó khăn đột xuất, thi đua khen thưởng và các chế độ phúc lợi khác, chế độ nghỉ phép, nghỉ đột xuất, quy định chế độ hoạt động của tổ chức công đoàn, chế độ đào tạo.
Như vậy ta thấy các doanh nghiệp trên địa bàn quận Tân Phú nhận thức rằng việc cần thiết phải xây dựng một TƯLĐTT tại DN không những đúng theo trình tự thủ tục theo quy định pháp luật mà trong quá trình thực hiện các cam kết, các bên ký kết phải có trách nhiệm phối hợp thực hiện đúng các cam kết đã đề ra nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả các quyền và trách nhiệm của các bên.
2.4.2. Hạn chế
Thứ nhất, một số DN vẫn chưa quan tâm đến việc ký kết TƯLĐTT bởi vì họ cho rằng việc ký kết thỏa ước chỉ có lợi hơn cho NLĐ, mất thời gian của DN. Trong báo cáo Tổng kết năm 2019 Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận đánh giá:
Vẫn còn một số DN chưa quan tâm đến việc ký kết TƯLĐTT hoặc nếu có ký TƯLĐTT thì nội dung của TƯLĐTT được sao chép tập trung nhiều ở phần việc làm và đảm bảo việc làm, hợp đồng lao động, thời hạn thử việc, báo trước, nghỉ phép năm. Những nội dung quan trọng của TƯLĐTT như: tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, quy định riêng đối với lao động nữ,… còn quy định chung chung. Đây là nguyên nhân làm cho việc thực hiện các chế độ, chính sách tiền lương liên quan đến NLĐ còn hạn chế.
Thứ hai, CĐCS chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để tiến hành tổ chức thương lượng, cũng như giám sát việc triển khai thực hiện TƯLĐTT trong doanh nghiệp, Chủ tịch công đoàn là người do DN trả lương do đó khó đạt được kết quả thương lương công bằng mà phần lớn có lợi hơn cho DN. Một số DN tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT chưa đảm bảo quy trình quy định. Công tác tổ chức lấy ý kiến của NLĐ khi ký thỏa ước chỉ mang tính hình thức.
Thứ ba, công tác xây dựng lại thỏa ước mới, bổ sung, sửa đổi khi thỏa ước có những nội dung không còn phù hợp hoặc trái với quy định của pháp luật chưa được các DN và công đoàn quan tâm, đó là những nội dung như quy