Tổ chức thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Tổ chức thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

Hàng năm Liên đoàn lao động quận tổ chức hướng dẫn DN thực hiện thương lượng, ký kết TƯLĐTT theo quy trình như sau [11]:

Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tham gia với NSDLĐ tổ chức HNNLĐ thực hiện theo trình tự:

Bước 1. Công tác chuẩn bị HNNLĐ

Xây dựng Kế hoạch tổ chức HNNLĐ: chọn hình thức tổ chức hội nghị, số lượng đại biểu triệu tập, phân bổ đại biểu cho từng bộ phận trong DN (nếu là Hội nghị đại biểu NLĐ); Địa điểm, thời gian, chuẩn bị báo cáo tại hội nghị, kinh phí, các điều kiện vật chất bảo đảm cho việc tổ chức hội nghị... Dự kiến Đoàn Chủ tịch và thư ký hội nghị.

Phân công thực hiện: NSDLĐ thành lập Ban Tổ chức Hội nghị NLĐ và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên để thực hiện kế HNNLĐ.

Đối với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở:

Chuẩn bị báo cáo về các nội dung: tình hình thực hiện TƯLĐTT, hợp đồng lao động, nội quy lao động, an toàn, vệ sinh lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Tình hình thực hiện Quy chế dân chủ, đối thoại định kỳ tại DN và kết quả giải quyết các kiến nghị của tập thể NLĐ sau các cuộc đối thoại. Kết quả tổ chức Hội nghị NLĐ cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất (nếu có),

tổng hợp ý kiến của NLĐ tham gia vào dự thảo các báo cáo của NSDLĐ và của Ban Chấp hành CĐCS, tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của tập thể NLĐ với NSDLĐ, ý kiến của NLĐ góp ý vào nội dung dự thảo quy định chế độ nội bộ và dự thảo TƯLĐTT mới hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Chuẩn bị danh sách đề cử bầu thành viên đại diện tập thể NLĐ tham gia đối thoại định kỳ tại DN.

Sau khi lấy ý kiến NLĐ, Ban Chấp hành CĐCS cùng NSDLĐ hoàn thiện dự thảo TƯLĐTT để biểu quyết và ký kết tại Hội nghị NLĐ (nếu có).

Hướng dẫn tổ công đoàn chuẩn bị nội dung báo cáo và tham gia với chuyên môn trong DN tổ chức Hội nghị NLĐ ở cấp cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất theo kế hoạch (nếu có).

Đối với NSDLĐ:

Chuẩn bị báo cáo về các nội dung: kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm qua, phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ.

Công khai tài chính về việc trích, lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, trích nộp kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,....

Tiếp thu, giải trình các ý kiến, kiến nghị của NLĐ. Thông qua nội dung kiến nghị của NLĐ trình lên chủ sở hữu (đại diện là Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Giám đốc công ty hoặc Công ty mẹ) giải quyết (nếu có).

Bước 2. Tổ chức HNNLĐ cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản

Chuẩn bị HNNLĐ: trưởng các phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất, cùng với công đoàn phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất chuẩn bị nội dung và chương trình hội nghị, các báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.

Tổ chức HNNLĐ cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ đội SX: trưởng các phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất phối hợp với công đoàn phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất tổ chức HNNLĐ. Hai bên đồng chủ trì, điều hành hội nghị theo chương trình đã thông qua, báo cáo kết thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm trước và các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp trên giao thực hiện năm tiếp theo. Trình bày tóm tắt các dự thảo báo cáo của cấp DN. Dự thảo TƯLĐTT, nội quy, quy chế... (sửa đổi, bổ sung... nếu có).

Đại diện công đoàn phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất báo cáo đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ trong phạm vi đơn vị; Tổng hợp ý kiến của người lao động tham gia vào dự thảo các báo cáo và TƯLĐTT, nội quy, quy chế... từ cấp DN gửi lấy ý kiến.

NLĐ thảo luận các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đề xuất, kiến nghị cải thiện điều kiện làm việc tại phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất, thảo luận nội dung các tài liệu dự thảo từ cấp DN gửi lấy ý kiến.

Đề cử người đại diện để HN NLĐ cấp DN bầu vào thành viên tham gia đối thoại tại DN.

Bầu đại biểu tham dự HNNLĐ cấp DN, nếu DN tổ chức hội nghị đại biểu.

Người sử dụng lao động và Chủ tịch CĐCS trình bày các báo cáo theo phân công trong hội nghị.

Đại biểu tham dự thảo luận, chất vấn tại hội nghị.

Người sử dụng lao động và Chủ tịch CĐCS tiếp thu góp ý và trả lời chất vấn nội dung thuộc trách nhiệm của mình.

Ký kết TƯLĐTT mới, hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có)

Bầu đại diện bên tập thể NLĐ tham gia thành viên đối thoại. Phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua (nếu có).

Biểu quyết thông qua Nghị quyết HNNLĐ.

Bước 4. Tổ chức thực hiện Nghị quyết HNNLĐ.

Người sử dụng lao động cùng Chủ tịch CĐCS:

Tiếp thu ý kiến hoàn thiện các nội dung báo cáo đã trình tại HNNLĐ để ban hành, gửi hồ sơ tổ chức hội nghị về Liên đoàn Lao động quận, Phòng Lao động Thương binh & Xã hội quận.

Phổ biến Nghị quyết Hội nghị đến toàn thể NLĐ trong DN.

Chỉ đạo cấp dưới của mỗi bên triển khai thực hiện Nghị quyết theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế có nội dung trái với TƯLĐTT vừa ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc trái với Nghị quyết của HNNLĐ.

Định kỳ 6 tháng đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị NLĐ. Qua hướng dẫn của Liên đoàn lao động quận, trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019, ghi nhận DN có tổ chức công đoàn gửi TƯLĐTT đến

Phòng Lao động -Thương binh và xã hội quận Tân Phú là 1.391 bản TƯLĐTT [15], cụ thể:

Bảng 2.1. Tình hình DN có tổ chức công đoàn gửi TƯLĐTT.

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số DN có tổ chức

công đoàn 98 159 286 328 441 962 1.326

Số TƯLĐTT tiếp

nhận 26 78 59 107 120 472 529

Nguồn: Báo cáo các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Tân Phú.

Dựa vào bảng 2.1 ta thấy còn 61% DN có tổ chức CĐCS chưa thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Trong khi đó, nghị quyết Đại hội Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2013 - 2018 đề ra chỉ tiêu 100% CĐCS trong các DN có TƯLĐTT.

Mặt dù được hướng dẫn cụ thể nhưng kết quả DN thực hiện ký kết TƯLĐTT là không cao, có thể giải thích thực trạng trên như sau:

Đa phần DN trên địa bàn quận là DN vừa và nhỏ, sử dụng ít lao động và hoạt động theo mô hình kinh tế gia đình, một phần do chưa hiểu hết vai trò, tầm quan trọng, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng TƯLĐTT, một phần muốn né tránh pháp luật bằng cách thành lập CĐCS hoạt động cho có hình thức nên không quan tâm đến thương lượng ký kết TƯLĐTT, cũng như không quan tâm nhiều đến các chế độ chính sách cho NLĐ.

Công đoàn cơ sở DN hoạt động không hiệu quả mang tính hình thức là chủ yếu, thậm chí có tổ chức công đoàn không hoạt động, chỉ thành lập tổ

chức công đoàn để thực nhiệm các thủ tục khác của doanh nghiệp như xây dựng thang bảng lương, định mức lao động, xây dựng nội quy lao động.

Cán bộ CĐCS không đủ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, đồng thời cũng là người làm công hưởng lương cho doanh nghiệp nên không thể tập hợp được sức mạnh của NLĐ gây sức ép với NSDLĐ để tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT, mà thực tế chỉ làm qua loa, chiếu lệ.

Thực tế trên địa bàn quận Tân Phú việc thực hiện trình tự, thủ tục ký kết TƯLĐTT được chi làm hai nhóm:

Nhóm thứ nhất: đối với những DN chấp hành tốt các quy định pháp luật lao động (được giám sát trực tiếp bởi Phòng Lao động – Thương binh và xã hội gồm các DN: Công ty TNHH MTV Co.op Mart Hòa Bình, Công ty TNHH MTV Co.op Mart Thắng Lợi, Công ty Cổ phần thực phẩm Cầu Tre, Công ty Cổ phần may Việt Thịnh, Công ty Cổ phần may Việt Mỹ, Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam - ViFon, Công ty Cổ phần Thủy đặc sản SEASPIMEX VIET NAM), có uy tín, quan tâm đến NLĐ thì thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, cụ thể thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Đề xuất thương lượng

Ban Chấp hành Công đoàn nghiên cứu các nội dung theo hướng dẫn của Công đoàn cấp trên đề xuất NSDLĐ tổ chức ký kết TƯLĐTT.

Một số nội dung Công đoàn đề xuất thương lượng: việc làm và đảm bảo việc làm; công tác đào tạo; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; cá trường hợp nghỉ có hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ việc riêng có hưởng lương của DN; nghỉ đi học, đi tập huấn ngắn ngày; nghỉ việc riêng không hưởng lương; nghỉ lễ, nghỉ hàng năm; tiền lương, thưởng; phúc lợi; những quy định đối với lao động nữ; an toàn lao động, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã

hội và các bảo hiểm khác; hoạt động công đoàn; một số thỏa thuận khác; tranh chấp lao động.

Từ những nội dung trên ta thấy Công đoàn cấp trên có những hướng dẫn cụ thể, đầy đủ các nội dung để Công đoàn DN nghiên cứu, xem xét tình hình thực tiễn của DN để đề ra nội dung thương lượng nhằm đi đến thống nhất với mục tiêu đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho NLĐ đồng thời phù hợp với tình hình của DN.

Bước 2: Lấy ý kiến tập thể NLĐ

Sau khi được NSDLĐ chấp nhận, Ban Chấp hành công đoàn tổ chức lấy ý kiến tại nơi làm việc hoặc tổ chức họp tại nơi làm việc để xác định nội dung thương lượng với NSDLĐ như thảo luận các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh; Đề xuất, kiến nghị cải thiện điều kiện làm việc tại DN, cử người đại diện để tham gia thương lượng với NSDLĐ.

Bước 3: Thông báo nội dung thương lượng cho NSDLĐ

Sau khi Ban Chấp hành Công đoàn tập họp được ý kiến của NLĐ, cử người đại diện tham gia thương lượng sẽ tiến hành họp, chọn những nội dung cần thương lượng và thông báo cho NSDLĐ biết để đưa vào nội dung dự thảo

TƯLĐTT.

Bước 4: Tiến hành phiên họp thương lượng

Trên cơ sở dự thảo TƯLĐTT đã được thông báo cho NSDLĐ biết, hai bên tiến hành thương lượng trên nguyên tắc: bình đẳng, dân chủ, công khai.

Bước 5: Lấy ý kiến NLĐ về dự thảo TƯLĐTT

Sau khi kết thúc phiên họp thương lượng, Ban Chấp hành công đoàn tổ chức công khai nội dung thương lượng và thực hiện lấy ý kiến biểu quyết của người lao động về các nội dung đã thương lượng, những nội dung nào có

trên 50% NLĐ tán thành thì tập hợp nội dung hoàn chỉnh đưa vào bản thảo TƯLĐTT để ký kết, những nội dung nào không đạt trên 50% số NLĐ tán thành thì tiếp tục thương lượng.

Bước 6: Tổ chức ký kết và gửi TƯLĐTT

Trên cơ sở những nội dung nào có trên 50% NLĐ tán thành thì tổ chức thực hiện ký kết.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết NSDLĐ phải gửi bản TƯLĐTT về Ủy ban nhân dân quận thông qua Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

Nhóm thứ hai: đối với các DN ngoài nhà nước có số lượng người lao động ít, thường không quan tâm nhiều đến việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT mà ký kết TƯLĐTT mang tính đối phó với các cơ quan chức năng khi có kiểm tra.

Đối với các DN này thì NSDLĐ phân công một nhân sự kế toán hoặc nhân sự hành chính của công ty để xây dựng khống một TƯLĐTT trình NSDLĐ xem xét nếu không có bất lợi cho công ty thì trực tiếp ký và chuyển cho Chủ tịch công đoàn ký vào là hoàn tất một TƯLĐTT.

Ngoài ra việc ký kết TƯLĐTT được DN dùng để ký xác nhận vào hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động của DN nhằm mục đích chứng minh rằng DN xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động có tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở.

Đây là những bản TƯLĐTT mang tính hình thức nhằm đối phó với các cơ quan chức năng, không thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục về thương lượng và ký kết TƯLĐTT theo quy định pháp luật, không tổ chức buổi thương lượng tập thể, không tổ chức lấy ý kiến NLĐ trong DN, các nội dung

của TƯLĐTT chủ yếu là sao chép các quy định của pháp luật không có những quy định có lợi cho người lao động, TƯLĐTT không được công khai, thông báo rộng rãi cho NLĐ biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)