7. Kết cấu của luận văn
1.4.8. Xử lý vi phạm thỏa ước lao động tập thể
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định về thương lượng tập thể, TƯLĐTT như sau [5]:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không gửi TƯLĐTT đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố TƯLĐTT; Không công bố nội dung của TƯLĐTT đã được ký kết cho người lao động biết.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể; Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với NSDLĐ thực hiện nội dung TƯLĐTT đã bị tuyên bố vô hiệu.
Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Nghị định có có quy định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định về thương lượng tập thể, TƯLĐTT như sau [6]:
“Điều 1, Khoản 17 sửa đổi, bổ sung Điều 24: Điều 24. Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn;
Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn;
Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Từ chối yêu cầu, đối thoại, thương lượng của công đoàn;
Không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Phải bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho tổ chức công đoàn, bố trí thời gian cho người làm công tác công đoàn đối với vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;
Phải nhận người lao động trở lại làm việc đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thay thế cho Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, TƯLĐTT như sau [7]:
Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật; Không bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu.
Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định; Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể; Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không cung cấp
thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể; Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.
Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn; Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn; Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạt động công tác công đoàn; Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho tổ chức công đoàn, bố trí thời gian cho người làm công tác công đoàn đối với vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.
Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động; Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn; Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối với người lao động. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây: Có quy định hạn chế quyền của người lao động tham gia làm cán bộ công đoàn; Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn; Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không trả lương cho người lao động làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn; Không
cho người lao động làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động khác trong cùng tổ chức; Thực hiện các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp gây bất lợi khác tác động đến người lao động để người lao động không tham gia công đoàn hoặc không hoạt động công đoàn. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thời gian hoạt động công đoàn đối với hành vi vi phạm, quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Buộc giải quyết các quyền lợi và phúc lợi tập thể cho người làm công tác công đoàn chuyên trách như người lao động khác trong cùng tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Kết luận chương 1
Trong chương này giới thiệu vai trò, tầm quan trọng của bản TƯLĐTT đối với NSDLĐ và NLĐ, những nội dung cần thiết của TULĐTT như: Chủ thể thương lượng, quá trình thành lập, nhiệm vụ, phương thức tiến hành thương lượng của Tổ thương lượng, nội dung, những nguyên tắc khi thực hiện ký kết TƯLĐTT, cách thức tổ chức thực hiện TƯLĐTT khi đã ký kết, quá trình giải quyết tranh chấp, các biện pháp xử lý khi TƯLĐTT vi phạm pháp luật. Đồng thời cũng đã so sánh một số nội dung mới của BLLĐ năm 2019 về chủ thể tham gia thương lượng, loại hình TƯLĐTT, nội dung thương lượng tập thể, quyền tổ chức thương lượng, xử phạt vi phạm hành chính.
Chương 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tình hình thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể trên địa bàn quận Tân Phú
2.1.1. Tổ chức thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
Hàng năm Liên đoàn lao động quận tổ chức hướng dẫn DN thực hiện thương lượng, ký kết TƯLĐTT theo quy trình như sau [11]:
Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tham gia với NSDLĐ tổ chức HNNLĐ thực hiện theo trình tự:
Bước 1. Công tác chuẩn bị HNNLĐ
Xây dựng Kế hoạch tổ chức HNNLĐ: chọn hình thức tổ chức hội nghị, số lượng đại biểu triệu tập, phân bổ đại biểu cho từng bộ phận trong DN (nếu là Hội nghị đại biểu NLĐ); Địa điểm, thời gian, chuẩn bị báo cáo tại hội nghị, kinh phí, các điều kiện vật chất bảo đảm cho việc tổ chức hội nghị... Dự kiến Đoàn Chủ tịch và thư ký hội nghị.
Phân công thực hiện: NSDLĐ thành lập Ban Tổ chức Hội nghị NLĐ và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên để thực hiện kế HNNLĐ.
Đối với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở:
Chuẩn bị báo cáo về các nội dung: tình hình thực hiện TƯLĐTT, hợp đồng lao động, nội quy lao động, an toàn, vệ sinh lao động, các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Tình hình thực hiện Quy chế dân chủ, đối thoại định kỳ tại DN và kết quả giải quyết các kiến nghị của tập thể NLĐ sau các cuộc đối thoại. Kết quả tổ chức Hội nghị NLĐ cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất (nếu có),
tổng hợp ý kiến của NLĐ tham gia vào dự thảo các báo cáo của NSDLĐ và của Ban Chấp hành CĐCS, tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của tập thể NLĐ với NSDLĐ, ý kiến của NLĐ góp ý vào nội dung dự thảo quy định chế độ nội bộ và dự thảo TƯLĐTT mới hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Chuẩn bị danh sách đề cử bầu thành viên đại diện tập thể NLĐ tham gia đối thoại định kỳ tại DN.
Sau khi lấy ý kiến NLĐ, Ban Chấp hành CĐCS cùng NSDLĐ hoàn thiện dự thảo TƯLĐTT để biểu quyết và ký kết tại Hội nghị NLĐ (nếu có).
Hướng dẫn tổ công đoàn chuẩn bị nội dung báo cáo và tham gia với chuyên môn trong DN tổ chức Hội nghị NLĐ ở cấp cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất theo kế hoạch (nếu có).
Đối với NSDLĐ:
Chuẩn bị báo cáo về các nội dung: kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm qua, phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ.
Công khai tài chính về việc trích, lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, trích nộp kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,....
Tiếp thu, giải trình các ý kiến, kiến nghị của NLĐ. Thông qua nội dung kiến nghị của NLĐ trình lên chủ sở hữu (đại diện là Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Giám đốc công ty hoặc Công ty mẹ) giải quyết (nếu có).
Bước 2. Tổ chức HNNLĐ cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản
Chuẩn bị HNNLĐ: trưởng các phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất, cùng với công đoàn phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất chuẩn bị nội dung và chương trình hội nghị, các báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.
Tổ chức HNNLĐ cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ đội SX: trưởng các phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất phối hợp với công đoàn phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất tổ chức HNNLĐ. Hai bên đồng chủ trì, điều hành hội nghị theo chương trình đã thông qua, báo cáo kết thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm trước và các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp trên giao thực hiện năm tiếp theo. Trình bày tóm tắt các dự thảo báo cáo của cấp DN. Dự thảo TƯLĐTT, nội quy, quy chế... (sửa đổi, bổ sung... nếu có).
Đại diện công đoàn phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất báo cáo đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ trong phạm vi đơn vị; Tổng hợp ý kiến của người lao động tham gia vào dự thảo các báo cáo và TƯLĐTT, nội quy, quy chế... từ cấp DN gửi lấy ý kiến.
NLĐ thảo luận các giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đề xuất, kiến nghị cải thiện điều kiện làm việc tại phòng, ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất, thảo luận nội dung các tài liệu dự thảo từ cấp DN gửi lấy ý kiến.