Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý.

Ngày 01/04/1997 huyện Hóc Mơn được tách thành quận 12 và huyện Hóc Mơn mới, gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 11 xã và 1 thị trấn, có 83 ấp - khu phố tổng diện tích tự nhiên là 109,43 Km2 chiếm 5,21% so với diện tích tồn Thành phố; dân số 357.579 người (năm 2011).

-Vị trí địa lý: Nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh. +Phía Bắc giáp huyện Củ Chi

+Phía Nam giáp quận 12.

+Phía Tây giáp huyện Bình Chánh. +Phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương.

Về vị trí kinh tế: thực hiện định hướng phát triển Thành phố về hướng Bắc, huyện Hóc Mơn là cửa ngõ vào nội thành, với hướng phát triển thành hành lang công nghiệp, địa bàn dân cư kết hợp với cảnh quan du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử với các địa danh: Ngã ba Giồng, Bà Điểm, 18 Thôn Vườn trầu… và cùng tuyến du lịch tham quan khu di tích Địa đạo – Bến Dược Củ Chi.

Ngồi các tuyến đường bộ huyết mạch cho phát triển kinh tế, huyện Hóc Mơn cịn có tuyến đuờng thủy góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển kinh tế. Tuyến đường sơng Sài Gịn thuận lợi cho vận tải thủy liên tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh trong đó có đoạn qua Hóc Mơn. Đồng thời cũng là tuyến du lịch

sinh thái nhà vườn các xã của huyện dọc sơng Sài Gịn, tuyến sơng Rạch Tra - kênh An Hạ - kênh Tam Tân là tuyến giao lưu vận tải thủy với các tỉnh ĐBSCL.

Nhìn chung, vị trí địa lí kinh tế của huyện Hóc Mơn thuận lợi, là huyện vành đai tiếp giáp nội thành với những trục đường thủy bộ huyết mạch giao lưu kinh tế, văn hóa dịch vụ theo hướng huyện đơ thị hóa ngoại thành.

b. Địa hình, địa chất:

*Trên địa bàn có 3 loại địa hình chính:

Vùng gị cao có cao trình từ 8 – 10 m: có diện tích 277 ha, chiếm 1,53 % diện tích tự nhiên, có đặc điểm là nền móng vững chắc, thốt nước tốt, thuận lợi bố trí các cơ sở cơng nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, khu cây xanh tập trung.

Vùng triền có cao trình từ 2 – 8 m: có diện tích 5.719 ha, chiếm 53,38 % diện tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thốt nước trung bình, hiện đang là vùng chuyên trồng cây hàng năm, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở cơng nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài các khu dân cư

Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m: có diện tích là 4.923ha, chiếm 45,09% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là đất trồng lúa, màu, trồng cây hàng năm. Vùng ven sơng rạch đã và đang hình thành vùng cây ăn trái nhà vườn cần kết hợp loại hình sinh thái du lịch.

*Đặc điểm địa chất cơng trình:

Khu vực Tp.Hồ Chí Minh có các trầm tích tuổi Holocene và Pleistocene phân bố khá rộng rãi và hầu như phủ kín cả thành phố, được sử dụng làm nền cho các cơng trình xây dựng và mơi trường xây dựng. Trong khuôn khổ dự án biên hội bản đồ địa chất cơng trình Tp.HCM, tỷ lệ 1/50.000, sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chủ trì cùng với nhóm tác giả Nguyễn Đình Tứ đã xây dựng bản đồ phân vùng địa kỹ thuật của Tp.HCM, trên địa bàn huyện Hóc Mơn nhận thấy các các khu vực sau:

- Khu vực có cấu tạo nền đất phù sa cổ, chủ yếu phân bố ở khu vực có nền đất cao trên 2m; thành phần chủ yếu là cát, cát pha trộn lẩn 1 ít tạp chất hữu cơ,

thường có màu vàng, nâu đỏ. Sức chịu tải của nền đất khá tốt, lớn hơn 1,5kg/cm2 , mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất từ 1,0m đến trên 5,0 m;

- Khu vực có cấu tạo nền đất phù sa mới chủ yếu nằm ở khu vực có nền đất thấp dưới 2,0m; thành phần chủ yếu là sét, bùn pha lẩn nhiều tạp chất hữu cơ thường có màu đen hoặc xám đen. Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn

0,7kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông cách mặt đất khoảng 0,5m.

c. Khí hậu:

Huyện Hóc Mơn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ cao và ổn định.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều. Mưa tập trung nhất vào tháng 8 và tháng 9, và thường bị ngập úng cục bộ do hệ thống tiêu thốt nước khơng tốt.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô mực nước ngầm xuống thấp nên dễ gây hiện tượng thiếu nước, nhất là sản xuất nông nghiệp phải khai thác nước tưới bằng giếng.

Về gió: có 2 hướng gió chính:

- Gió hướng Tây hoặc Tây Nam: có vận tốc trung bình 1,5-3m/s thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9.

- Gió hướng Đơng hoặc Đơng Nam: có vận tốc trung bình 1,5-2,5m/s thịnh hành từ tháng 2 đến tháng 5.

Ngồi ra có gió Bắc và Đơng Bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2. Cuối mùa mưa đầu mùa khơ gió thổi từ hướng Tây - Tây Bắc có thể có gió lốc.

Nhiệt độ bình qn là 27oC, độ ẩm khơng khí 75% - 95% vào mùa mưa và 65%-85% vào mùa khơ, lượng bốc hơi trung bình năm 1.100 mm - 1.300 mm.

Nhìn chung khí hậu trên địa bàn huyện tương đối ơn hịa, ít bị ảnh hưởng của gió bão, khơng có gió Tây khơ nóng, mùa Đơng khơng lạnh và khơng có sương muối, ánh sáng dồi dào trong năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Huyện Hóc Mơn có 6 sơng rạch chính, tập trung nằm ở phía Bắc và phía Đơng huyện. Trong đó tuyến đường thủy quan trọng nhất là sơng Sài Gịn chạy qua các xã phía Bắc của huyện. Nối kết với sơng Sài Gịn là hệ thống kênh rạch Rạch Hóc Mơn, Rạch Tra, Rạch Bà Hồng, Kênh Thầy Cai, Kênh An Hạ.Trên hệ thống sông rạch này cung cấp nguồn nước cho nhà máy nước Tân Hiệp từ đó cung cấp cho Thành phố.Đây là một trong nét đặc trưng quan trọng trong quá trình phát triển của huyện

Bảng 2. 1. Hiện trạng hệ thống thủy văn chính trên địa bàn huyện

TT Tên gọi Chiều dài Chiều rộng Độ sâu(m)

(m) (m)

1 Sơng Sài Gịn 5.625 200 10

2 Rạch Hóc Mơn 6.000 35 2-3

3 Rạch Bà Hồng 3.800 50 4

4 Rạch Tra 4.200 90 5

5 Kênh Thầy Cai 7.500 40 5

6 Kênh An Hạ 9.150 90 5

Nguồn: UBND huyện Hóc Mơn

Ngồi các sơng rạch chính huyện Hóc Mơn cịn có hệ thống kênh rạch nhỏ và thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu trong nông nghiệp. Các sông rạch chịu ảnh hưởng của nước sơng Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ Đơng. Nhờ có sự hỗ trợ của hồ Dầu Tiếng xả nước vào sơng Sài Gịn và hệ thống cống ngăn mặn cuối kinh An Hạ nên nước sông giảm độ mặn và phèn. Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 6 nước sông rạch ngọt dùng cho sinh hoạt được, ngược lại vào mùa mưa chịu ảnh hưởng rửa trôi phèn tại chỗ và phèn ngoại lai nên nước sơng rạch có mức độ phèn cao khơng dùng cho sinh hoạt được nhất là vùng Nhị Xuân - An Hạ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)