Xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác cấpgiấy chứng nhận quyền sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 69)

gia đình và cá nhân tại huyện Hóc Môn

3.2.1. Giải pháp cụ thể tại VPĐK đất đai chi nhánh huyện Hóc Môn

Đồng thời với khối lượng hồ sơ tăng dần (trong khi các quy định thì thời gian giảm dần), đòi hỏi cán bộ thu lý hồ sơ phải tăng hiệu suất lao động,... dẫn đến áp lực công việc nên một số Chi nhánh có nhân sự xin thôi việc, việc này phải có chế độ thích hợp cho những cán bộ trường hợp này.

Công tác điều hành của Ban Giám đốc chưa giải quyết kịp thời một số khó khăn vướng mắc của các Chi nhánh như:

Điều kiện cơ sở, vật chất, trang thiết bị còn kém và thiếu nhiều mặt bằng kho lưu trữ tại huyện Hóc Môn nên phải bố trí ngân sách cho bộ phận này vì hồ sơ đất đai rất quang trọng trong việc lưu trữ.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch của năm 2019.

Tập trung chỉ đạo, triển khai, thực hiện các chương trình theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, của Đảng ủy khối, Đảng ủy Sở, Chỉ thị số 01/CT- TTg ngày 03 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng

cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thông thông tin đất đai, Chương trình Cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020.

Chủ động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính. Quy định kết quả thực hiện cải cách hành chính là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng cán bộ, viên chức và người lao động tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Tổ chức tốt việc tiếp dân thường xuyên, hàng tuần theo lịch tiếp công dân định kỳ, đột xuất để tiếp nhận và trả lời đơn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt hoạt động của đơn vị đảm bảo việc theo dõi xuyên suốt quá trình giải quyết hồ sơ, phục vụ công tác quản lý, dự báo, đánh giá khả năng tác động đến thị trường bất động sản của Thành phố Hồ Chí Minh.

Triển khai, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với thủ tục cung cấp dữ liệu (thông tin) đất đai theo thủ tục hành chính đã được Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố công bố.

Tham mưu thủ tục ủy quyền ký giấy chứng nhận cho Chi nhánh thực hiện theo quy định Nghị định 01/2017/NĐ-CP và Thông tư 33/2017/TT- BTNMT.

3.2.2. Giải pháp về trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấytay sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 tay sau ngày 01 tháng 7 năm 2004

Theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017, có hiệu lực vào ngày 03 tháng 3 năm 2017, trong đó quy định cho phép cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp chuyển quyền bằng giấy tay sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2008; Ước tính huyện Hóc Môn đã giải quyết cấp Giấy chứng nhận cho khoảng 647 trường hợp chuyển quyền bằng giấy tay.

3.2.3. Giải pháp cho công tác cấp Giấy chứng nhận đối với nhà, công trìnhxây dựng xây dựng

Trường hợp vi phạm xây dựng trước ngày 01 tháng 5 năm 2009:

Ủy ban nhân dân huyện cần có biện pháp phối hợp về quản lý đất đai, xây dựng để giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của Sở Tài nguyên

và Môi trường cho hộ gia đình, cá nhân đối với trường họp nhà ở, công trình xây dựng sai Giấy phép xây dựng trước ngày 01 tháng 5 năm 2009.

Trường hợp vi phạm xây dựng sau ngày 01 tháng 5 năm 2009:

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp xây dựng không đúng Giấy phép xây dựng thì phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng (về an toàn công trình, phù hợp quy hoạch xây dựng), sau đó mới thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.

Cần thống nhất quy chế trao đổi thông tin, lấy ý kiến các trường họp vi phạm không cần phải xử lý, các tiêu chí chung để xử lý các vi phạm trước khi cấp Giấy chứng nhận.

Cấp Giấy chứng nhận đối với nhà, công trình xây dựng theo Giấy phép xây dựng có thời hạn (Giấy phép xây dựng tạm):

Các công trình được tạo lập sau thời điểm quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà từ thời điểm xây dựng cho đến thời điểm đề nghị chứng nhận sở hữu đều không phù họp quy hoạch. Tuy nhiên, theo các quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chưa có quy định về việc chứng nhận quyền sở hữu trong trường hợp này.

Văn phòng đăng ký đất đai Hóc Môn cần báo cáo, xin ý kiến cấp trên để đề xuất giải pháp cụ thể để giải quyết cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà, công trình xây dựng theo Giấy phép xây dựng tạm.

Trường hợp tách thửa và chuyển quyền một phần thửa đất:

Hiện nay, theo Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của ủy ban nhân dân Thành phố quy định diện tích tối thiểu được tách thửa: tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện “Trên cơ sở kết quả giải quyêt tách thửa đất theo quy định tại Quyết định này, thực hiện câp giây chứng nhận quyên sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành

3.2.4. Giải pháp cho công tác kiểm tra bản vẽ phục vụ cấp giấy chứng nhận

Việc đo đạc trước đây tại huyện Hóc Môn thì công tác kiểm tra bản vẽ là do Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT thì trách nhiệm đo đạc và kiểm tra bản đồ do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện (với lý do để đồng bộ trong việc quản lý, chỉnh lý, sử dụng, cung cấp thông tin dữ liệu địa chính) nhưng hiện nay Phòng Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa đồng ý thực hiện theo đúng quy định mà tất cả các hồ sơ đo đạc cá nhân mà Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và các Công ty đo đạc đều phải chuyển qua cơ quan chuyên môn của huyện để kiểm tra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận, giải pháp cho công tác này là phải giao cho Chi nhánh văn phòng đăng ký huyện Hóc Môn đảm nhận.

Việc cập nhật thông tin thuộc tính cấp giấy chứng nhận ban đầu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nhập vào phần mềm ViLIS. Một số giấy chứng nhận đã được cấp có thông tin thuộc về 2 xã; 2 tờ bản đồ; 2 thửa đất nên vẫn đang khó khăn về việc cập nhật cho thống nhất với quy định pháp luật hiện nay.

Bản đồ địa chính biến động nhiều, công tác chỉnh lý biến động bản đồ địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì chưa triển khai vì vậy việc các thông tin được cập nhật biến động lên bản đồ địa chính chỉ được sử dụng để tham khảo nội bộ. Do trước đây đã sử dụng phần mềm Microstation nên việc cập nhật biến động tại đơn vị thuận lợi, kịp thời.

3.2.5. Một số giải pháp khác

a. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Văn phòng đăng ký đất đai Huyện Hóc Môn cần đơn giản hoá các thủ tục đăng ký đất đai, thực hiện một cách nhanh chóng hơn, không để thời gian thụ lý hồ sơ quá dài. Bên cạnh đó cần phải có các văn bản cụ thể chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan kết hợp cùng UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện để tháo gỡ những vướng mắc trong công tác cấp GCN.

- UBND huyện Hóc Môn cần rà soát, kiểm tra lại các văn bản quy định về cấp GCN được ban hành từ trước tới nay, nếu văn bản nào có nội dung không phù hợp với thực tế hiện nay thì huỷ bỏ hoặc sửa đổi. Nếu văn bản nào còn sử dụng nhưng chưa chặt chẽ thì điều chỉnh, đề xuất điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với luật pháp hiện hành, đảm bảo cho việc thi hành luật có hiệu lực, hiệu quả cao…

b. Giải pháp về tổ chức thực hiện:

- Tổ chức họp giao ban hàng tháng, quý để nắm bắt được tình hình thụ lý, giải quyết hồ sơ cấp GCN, hồ sơ tồn đọng tại các UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện; kịp thời nhắc nhở, đôn đốc công tác cấp GCN tại đại phương.

- Đối với những điểm nóng có tỷ lệ và số lượng cấp GCN thấp cần tuyên truyền cho người dân nắm được vai trò quan trọng của GCN và huy động nguồn nhân lực hoặc ký hợp đồng thêm nhân lực để giải quyết cục bộ trong công tác thực thi công việc.

- Xây dựng kế hoạch cần cấp GCN cụ thể cho cơ sở trên địa bàn xã theo chỉ tiêu phân bổ của UBND huyện Hóc Môn và yêu cầu kê khai cấp GCN của người dân để phân khai cụ thể cho từng quý, từng tháng trong năm.

- Tổ chức thực hiện: học hỏi kinh nghiệm của các quận, huyện, địa phương khác, tổ chức thực hiện triển khai việc cấp GCN từ cấp xã.

- Thủ tục kê khai cấp GCN càng dơn giản, gọn nhẹ thì nhân dân mới hăng hái thực hiện. Vì vậy cần giảm bớt những thủ tục rườm rà gây phiền hà cho nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện việc kê khai đăng ký. GCN trả cho người sử dụng phải đúng thời gian quy định tránh tình trạng kéo dài làm mất thời gian, mất long tin trong nhân dân.

- Tổ chức thực hiện công tác cấp GCN phải công khai minh bạch tránh gây hiểu lầm cho nhân dân. Các thủ tục hướng dẫn cho người dân nên được trình bày rõ ràng và công bố rộng rãi đến tận người sử dụng.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phổ biến giáo dục về đất đai. Tuy đã có chương trình chỉ thị nhưng đến nay công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai đến người dân chưa thực sự hiệu quả.

c. Giải pháp về nhân lực:

- Bổ sung thêm viên chức học chuyên ngành quản lý đất đai, có thời gian thâm niên công tác trong lĩnh vực đất đai để kiện toàn tổ chức cho phòng, ban thực hiện nhằm hoàn thành tiến độ cấp GCN và giải quyết những vướng mắc trong quá trình cấp GCN theo quy định của Nhà nước.

- Bộ máy Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất ở xã có cán bộ địa chính. Để công tác cấp GCN được tiến hành nhanh gọn và kịp thời thì yêu cầu đầu tiên là cán bộ phải đủ nhân lực, đủ số lượng, phải kiện toàn bộ máy. Nâng cao trình độ cho cán bộ địa chính xã là việc làm hết sức cần thiết và có vai trò quyết định đến việc đẩy nhanh công tác cấp GCN.

Kết luận chương 3

Việc thực hiện các giải pháp này phải đồng bộ, thống nhất từ việc nhận thức đến việc triên khai; bên cạnh đó, cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành có liên quan, kịp thờitháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để công tác quán lý nhà nước về công tác cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liên với đất được kịp thời và bài bản hơn, đạt hiệu quả thiết thực.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Để làm cơ sở trong việc nghiên cứu luận văn, tác giả đã tổng quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nghiên cứu một số khái niệm liên quan, căn cứ pháp lý, các hệ thống cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên thế giới.

Tác giả đã nghiên cứu thực trạng về quy trình cấp mới giấy chứng nhận, do đăng ký biến động, thủ tục áp dụng trong các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở; thủ tục áp dụng với trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận; thủ tục cấp lại do bị mất giấy chứng nhận.

Từ đó tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình và cá nhân tại huyện hóc môn như sau: giải pháp cụ thể tại vpđk đất đai chi nhánh huyện Hóc Môn; giải pháp về trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay sau ngày 01 tháng 7 năm 2004; giải pháp cho công tác cấp giấy chứng nhận đối với nhà, công trình xây dựng; giải pháp cho công tác kiểm tra bản vẽ phục vụ cấp giấy chứng nhận và nhóm giải pháp khác (giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp về tổ chức thực hiện; giải pháp về nhân lực).

2. Kiến nghị

Cán bộ địa chính cũng như người dân trình độ chưa cao trong khi luật quy định còn khó hiểu nên việc tiếp cận với pháp luật đang là một trở ngại, vì vậy yêu cầu luật đất đai phải sát với thực tế. Các quy định trong luật đất đai phải đồng bộ giữa các ngành các cấp. Đồng thời, phải thường xuyên tập huấn đào tạo cho cán bộ địa chính, phải có chính sách để thu hút người có trình độ chuyên môn.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật đến người dân về trách nhiệm và quyền lợi của họ trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014) Báo cáo tổng kết tình hình thực

hiện nhiệm vụ công tác năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của ngành Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) Tổng kết tình hình thi hành Luật

Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật đất đai, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường (2006) Thông tư liên tịch số

03/2006/TTLT-BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất, ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2010, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường(2005) Thông tư liên tịch số

05/2005/TTLT-BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất,

ban hành ngày 16/06/2005, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường(2011) Thông tư liên tịch số

20/2011/TTLT/BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên &Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất, ban hành ngày

18/11/2011, Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Bồng, Trần Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng (2014)

Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Bồng, Nguyễn Đức Minh, Lê Kim Sơn, Nguyễn Dũng Tiến, Nguyễn Khải, Phùng Văn Nghệ, Đỗ Đức Dôi, Lê Tiến Vương, Lê Thanh Khuyễn, Lê Anh Dũng, Chu An Trường (2006) Một số vấn đề về thị trường QSDĐ

ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản:

thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng 3/2006, Hà Nội.

8. Đào Trung Chính (2005) “Một số vấn đề QSDĐ trong thị trường bất động sản”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 5, tr.48-51.

9. Trần Tú Cường, Trần Quang Lâm, Nguyễn Thị Túy, Đoàn Xuân Thủy, Ngô Tuấn Nghĩa, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Thị Lý, Lưu Đức Dũng, Trần Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Sỹ Linh, Đinh Thu Trang (2012) Nghiên

trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Bộ Tài nguyên

và Môi trường.

10. Đinh Sỹ Dũng (2003) “Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và QSDĐ của người sử dụng đất: thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Nhà nước và Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)