Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học khương đình, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng

Mục đích khảo sát thực trạng là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng quản lý HĐDH theo tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Khương Đình; Từ đó rút ra được mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý HĐDH theo tiếp cận năng lực.

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng

- Khảo sát thực trạng quản lý HĐDH theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học Khương Đình.

- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐDH theo tiếp cận NLHS ở trường tiểu học Khương Đình.

2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

2.2.3.1. Đối tượng khảo sát

Luận văn khảo sát các đối tượng là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và Giáo viên trường Tiểu học Khương Đình. Cụ thể như sau:

- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: 03 người - Tổ trưởng chuyên môn: 6 người

- Giáo viên: 51 người Tổng cộng 60 người

2.2.3.2. Địa bàn khảo sát

Trường tiểu học Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

2.2.4. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

- Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL và GV. - Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề

- Nội dung các chủ đề trao đổi tập trung vào các vẫn đề sau đây:

+ Thực trạng HĐDH theo tiếp cận NLHS ở trường tiểu học Khương Đình; + Thực trạng quản lý HĐDH theo tiếp cận NLHS ở trường tiểu học Khương Đình; + Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý HĐDH theo tiếp cận NLHS ở trường tiểu học Khương Đình.

+ Những hoạt động đã thực hiện trong quản lý HĐDH theo tiếp cận NLHS ở trường tiểu học Khương Đình.

+ Những đánh giá về thực trạng quản lý HĐDH theo tiếp cận NLHS ở trường tiểu học Khương Đình…

Việc triển khai phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề được tiến hành theo các bước như sau: Xác định đối tượng cần trao đổi; Thông báo trước cho đối tượng về chủ đề, nội dung trao đổi; Các thành viên tham gia trao đổi chuẩn bị trước

những thông tin cần thiết; Tiến hành trao đổi theo các chủ đề đã soạn thảo trước; Xử lý các thông tin thu thập được qua trao đổi.

- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của CBQL và GV.

Các sản phẩm hoạt động của CBQL và GV bao gồm: các báo cáo, kế hoạch, các quy định… liên quan đến nội dung khảo sát thực trạng của đề tài.

2.2.5. Thang đánh giá kết quả khảo sát

Các phiếu điều tra, các ý kiến của CBQL, GV và các tài liệu liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Trong quá trình khảo sát, để đưa ra những nhận xét có căn cứ, chúng tôi quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ như sau:

- Mức độ tốt: 3 điểm, với sự thực hiện xuất sắc các tiêu chí, có chất lượng và hiệu quả.

- Mức độ trung bình: 2 điểm, có thực hiện các tiêu chí ở mức hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

- Mức độ chưa tốt: 1 điểm. có thực hiện các tiêu chí ở mức chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa đem lại chất lượng và hiệu quả.

2.2.6. Thời gian khảo sát

Tất cả các ý kiến, phiếu điều tra được gửi tới đối tượng khảo sát từ đầu học kì 1, năm học 2018-2019 và thu hồi các ý kiến, phiếu điều tra trong tháng 5/2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học khương đình, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)