Quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học khương đình, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

1.2.1. Khái niệm quản lí

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý, sau đây là một số quan điểm chính:

Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” tác giả Harold Kontz viết “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm về thời gian, tiền bạc và bất mãn cá nhân ít nhất” [29, tr. 37].

- Theo tác giả Trần Kiểm, “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [28, tr. 54].

Tác giả Vũ Dũng, Nguyễn Thị Mai Lan cho rằng: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra [14, tr.54].

Từ đó, khái niệm quản lý chúng tơi sử dụng trong luận văn được hiểu là quá

trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức.

*Các chức năng cơ bản của quản lý

Chức năng quản lý là tổ hợp các hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý. Hoạt động quản lý có 4 chức năng: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá (Sơ đồ 1.2).

- Chức năng kế hoạch hóa: là việc xác định các mục tiêu của tổ chức, đồng thời xác định các con đường, các cách thức và biện pháp, cùng các nguồn lực cần đáp ứng để đạt được các mục tiêu. Thực hiện chức năng kế hoạch hóa nhằm xây dựng các kế hoạch hoạt động của tổ chức và của cá nhân người quản lý.

- Chức năng tổ chức: Nhằm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý cùng các mối quan hệ giữa chúng. Đó là q trình phân cơng, phân bố sắp xếp và phối hợp các nguồn lực để thực hiện thành công các mục tiêu của kế hoạch đã đề ra.

- Chức năng chỉ đạo: Chỉ đạo chính là q trình thực hiện các tác động điều khiển, dẫn dắt, gây ảnh hưởng đến các thành viên, các bộ phận trong tổ chức để hướng mọi công việc đạt đến mục tiêu chung người quản lý có trình độ năng lực tổ chức, tập hợp, liên kết, động viên cán bộ thuộc quyền thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được tổ chức phân công.

- Chức năng kiểm tra đánh giá: Phát hiện, đánh giá kết quả hoạt động, phát hiện các lệch lạc, sai sót nảy sinh trong q trình thực hiện, từ đó tìm hiểu các

ngun nhân và đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa, đảm bảo cho kế hoạch đề ra được thực hiện thành cơng. Cần có kế hoạch kiểm tra rõ ràng, sắp xếp tổ chức hợp lý, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận,… thì kiểm tra mới đạt kết quả mong muốn.

Kế hoạch

Kiểm tra Thông tin Tổ chức

Chỉ đạo

Sơ đồ 1.2. Các chức năng quản lý

1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là hoạt động chính trong trường phổ thơng, vì vậy việc quản lý hoạt động dạy học cũng là một nội dung quản lý quan trọng trong quản lý nhà trường.

Trong quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng, chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng nhà trường. Đối tượng của quản lý là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào q trình đó như giáo viên, HS, các lực lượng khác, cơ sở vật chất, tài chính,…

Dựa trên định nghĩa về quản lý và hoạt động dạy học, chúng tôi định nghĩa quản lý hoạt động dạy học như sau:

Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng tới hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Như vậy, quản lý hoạt động dạy học thực chất là quản lý quá trình truyền thụ tri thức của đội ngũ GV và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS; quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động dạy học của cán bộ quản lý nhà trường.

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học là nội dung, cách thức, giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó của chủ thể quản lý. Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan. Trong nhà trường, biện pháp quản lý hoạt động dạy và học là những cách tổ chức, điều hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học của cán bộ, GV và HS nhằm đạt được kết quả cao nhất đề ra.

Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học gồm 6 nội dung cơ bản là: - Lập kế hoạch dạy học

- Tổ chức thực hiện chương trình dạy học - Quản lý hoạt động dạy của giáo viên. - Quản lý hoạt động học của học sinh

- Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị- kỹ thuật phục vụ dạy học - Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học.

1.2.3.1. Khái niệm

Quản lý HĐDH theo tiếp cận năng lực là một nội dung quản lý quan trọng nhất ở trường Tiểu học. Việc quản lý HĐDH có thể tiếp cận theo những định hướng khác nhau, tùy thuộc mục đích, yêu cầu của CBQL. Nếu theo tiếp cận năng lực, quản lý HĐDH tập trung nhiều vào đầu ra của HS, vào sự chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức của HS, vào sự tiến bộ của HS trong q

trình học. Nói cách khác, quản lý HĐDH theo tiếp cận năng lực đòi hỏi, từ xây dựng mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung dạy học, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở trường phải được tổ chức, điều khiển theo tiếp cận năng lực.

Như vậy, theo chúng tôi, quản lý HĐDH theo tiếp cận năng lực là quá trình

lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, thực hiện và kiểm tra, đánh giá HĐDH để đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển năng lực HS.

1.2.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo tiếp cận năng lực

Dựa trên bốn chức năng của quản lý, chúng tôi xác định 6 nội dung chính của quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo tiếp cận năng lực là: xây dựng kế hoạch năm học theo tiếp cận năng lực, chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình giảng dạy theo tiếp cận năng lực, quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo tiếp cận năng lực, quản lý hoạt động học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực, quản lý khai thác và sử dụng thiết bị dạy học theo chương trình phát triển năng lực học sinh và kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực.

a. Xây dựng kế hoạch năm học theo tiếp cận năng lực:

- Giúp giáo viên nắm vững phân phối chương trình theo quy định. - Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên và dự kiến kế hoạch học tập của học sinh.

- Quy định số lượng, chất lượng hồ sơ chuyên môn. - Xây dựng và công bố kế hoạch chung.

- Duyệt và kiểm tra các kế hoạch.

b. Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình giảng dạy theo tiếp cận năng lực: - Xác định các nguồn lực trong và ngoài nhà trường tham gia vào chương trình giảng dạy theo tiếp cận năng lực.

- Ban hành quy định về hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực, xác định quyền hạn của từng bộ phận/tổ chuyên môn và cơ cấu giáo viên của từng bộ phận.

- Phân công giáo viên phù hợp với chương trình, mơn học.

- Phối hợp các nguồn lực ngồi nhà trường tham gia vào chương trình giảng dạy theo tiếp cận năng lực.

c. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo tiếp cận năng lực:

- Quản lý việc soạn bài của giáo viên theo chương trình phát triển năng lực: hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất kế hoạch soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp sao cho giáo viên phát huy được tinh thần sáng tạo, truyền thụ tri thức mới bằng phương pháp mới cho học sinh, đồng thời khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Hiệu trưởng cũng chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất về nội dung bài giảng. Hiệu trưởng trực tiếp hoặc thơng qua tổ chun mơn tích cực kiểm tra việc soạn bài của giáo viên. - Quản lý giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực: tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức thảo luận về đổi mới phương pháp, tổ chức soạn bài và giảng bài mẫu theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

d. Quản lý hoạt động học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực:

- Quản lý việc khơi dậy và kích thích tính tự giác, tích cực trong học tập của học sinh thơng qua tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh toàn trường và hướng dẫn, giám sát giáo viên tổ chức hoạt động học tập theo lớp học, môn học.

- Quản lý việc hình thành kỹ năng tự học của học sinh

e. Quản lý khai thác, sử dụng thiết bị dạy học theo chương trình phát triển năng lực học sinh:

- Phân công cán bộ chuyên trách về trang thiết bị, phương tiện dạy học.

- Có kế hoạch mua sắm và sử dụng trang thiết bị phù hợp với chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC của nhà trường phục vụ cho hoạt động dạy và hoạt động học. Yêu cầu giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và đánh giá năng lực học sinh (giáo án điện tử, sổ tay điện tử). Quản lý việc học sinh sử dụng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất (thư viện, học liệu, học cụ) trong học tập và phát triển bản thân.

- Định kỳ đánh giá việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học. g. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực:

- Tổ chức đánh giá và tự đánh giá giữa các giáo viên về kết quả thực hiện hoạt động dạy học, trong đó đánh giá về mục tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học theo chương trình dạy học tiếp cận năng lực. Tổ chức cho giáo viên phân tích giờ học để rút kinh nghiệm.

- Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh theo năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học khương đình, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)