Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học khương đình, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

năng lực học sinh tại trường tiểu học

1.3.1. Các yếu tố khách quan

1.3.1.1.Xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế trong giáo dục

Cùng với các bậc học khác, giáo dục Tiẻu học đang có sự đổi mới căn bản, tồn diện về CTGD, PPDH, đánh giá kết quả học tập của HS… Tất cả sự đổi mới này đều dựa trên một định hướng chung, đó là tiếp cận năng lực học sinh.

Sự đổi mới của giáo dục Tiểu học sẽ tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý bậc học, địi hỏi cơng tác quản lý, nhất là quản lý HĐDH cũng phải đổi mới theo tiếp cận năng lực.

Hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh đang trở thành nhiệm vụ ưu tiên của giáo dục Việt Nam, trong đó có GDPT.

Hội nhập quốc tế trong GD&ĐT đang đặt ra những yêu cầu mới đối với xây dựng chương trình GDPT; đối với tổ chức, quản lý GDPT nói chung, HĐDH ở

trường tiểu học nói riêng. Những kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chương trình, tổ chức, quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực cần được tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới GDPT.

1.3.1.2. Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ dạy học theo tiếp cận năng lực Đổi

mới HĐDH luôn gắn liền với các yêu cầu của CSVC-TBDH. Cơ sở vật chất đầy đủ, TBDH hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành cơng của đổi mới HĐDH. Vì vậy, CBQL phải tổ chức xây dựng hệ thống CSVC- TBDH phù hợp với nội dung chương trình tiểu học, đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học; tổ chức sử dụng và bảo quản hệ thống CSVC - TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới HĐDH.

1.3.1.3. Gia đình, cộng đồng xã hội

Một quan niệm đã ăn sâu vào tâm lí của đơng đảo HS, phụ huynh và trở thành tâm lí chung của xã hội đó là: học để đi thi chứ khơng phải học để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Gia đình là nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của HS và có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của HS. Truyền thống địa phương, các giá trị văn hóa tích cực của cộng đồng trên địa bàn là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới HĐDH.

Do đó khi chuyển mục tiêu học tập sang tiếp cận năng lực người học cần làm thay đổi quan niệm của phụ huynh và xã hội về mục tiêu học tập. Đây là một việc làm không đơn giản nhưng nhất thiết phải làm.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

1.3.2.1. Năng lực dạy học theo tiếp năng lực của giáo viên

Nhận thức, tâm lý, năng lực của GV có ảnh hưởng lớn đến HĐDH theo tiếp cận năng lực. Trước hết, GV phải có nhận thức đúng đắn về HĐDH theo tiếp cận năng lực. Đây là xu hướng dạy học hiện đại đang được cả thế giới vận dụng thành cơng. Vì thế chuyển sang dạy học theo tiếp cận năng lực là một yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục Việt Nam.

1.3.2.2. Hiểu biết của hiệu trưởng về chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực của học sinh

Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường mình. Sự đổi mới HĐDH có thành hiện thực hay khơng, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của người quản lý.

Thành công của việc đổi mới HĐDH phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiểu biết của người hiệu trưởng về chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực. Có hiểu biết sâu sắc thì người hiệu trưởng sẽ giúp tập thể vượt qua trở ngại trong quá trình đổi mới HĐDH. Trình độ hiểu biết về lý luận dạy học, năng lực tổ chức, năng lực quản lý nguồn tài lực và vật lực, năng lực vận động xã hội, thu thập và xử lý các thơng tin, và uy tín của người quản lý góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới HĐDH.

1.3.2.3. Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng

Thâm niên công tác của người hiệu trưởng đóng vai trị quan trọng đối với việc hình thành những kinh nghiệm quản lý của người hiệu trưởng. Người hiệu trưởng càng có nhiều kinh nghiệm quản lý thì càng quản lý nhà trường hiệu quả hơn, trước hết là quản lý HĐDH của nhà trường. Từ đó sẽ giúp nhà trường phát triển một cách toàn diện.

Tiểu kết chương 1

NLHS được hình thành, phát triển trong quá trình giáo dục và bằng quá trình giáo dục. Nội dung và phương pháp giáo dục nói chung, nội dung và phương pháp dạy học nói riêng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát triển NLHS. Tiếp cận NLHS là nhằm làm cho các năng lực chung và năng lực đặc trưng cho từng mơn học/ lớp học/ cấp học được hình thành, củng cố và hoàn thiện ở HS. Vấn đề tiếp cận NLHS phải được đặt ra theo quan điểm tồn diện, thơng qua các hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực người học là một vấn đề rất quan trọng của nền giáo dục tiến bộ. Do đó, đổi mới quản lý hoạt động dạy học là một bước đột phá trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục.

Quản lý hoạt dộng dạy học theo hướng phát triển năng lực người học được hiểu là q trình tác động có ý thức, có mục đích của người quản lý đến cách dạy của GV và cách học của HS nhằm đạt được mục đích dạy học đã xác định.

Trong quản lý, ngồi các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra thì chức năng kích thích, tạo động lực là chức năng cơ bản rất quan trọng, tác động trực tiếp đến con người, là chức năng mà mọi cấp quản lý dù ở cấp độ nào muốn thành công cũng phải quan tâm đến.

Muốn vận hành nhà trường hoạt động tốt, người quản lý không chỉ là nhà quản lý hành chính- tổ chức, nhà sư phạm mẫu mực mà cịn là nhà hoạt động chính trị- xã hội, nhà văn hóa và hơn thế nữa phải là nhà ngoại giao.

Đổi mới quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở các trường tiểu học là thực hiện theo xu hướng dạy học hướng vào người học. Vì vậy, khi tổ chức điều khiển quá trình học của HS, giáo viên phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo cảm xúc, hứng thú trong dạy học làm quá trình học tập biến thành quá trình tự học, tự tìm ra tri thức mới.

Nhà trường là một bộ phận của xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân. Cần khéo léo phối hợp các lực lượng giáo dục, phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ ngoại lực nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới HĐDH.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH, QUẬN THANH XUÂN,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học khương đình, quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)