I. Dung dịch tiêu chuẩn có vấn đề, Lặp lại bước B vớ
d. Chỉ số chất lượng nước CCMEWQ
Chỉ số CCMEWQI được các nhà khoa học ở Canada xây dựng dựa trên hướng tiếp cận khác. Nếu như các chỉ số đánh giá chất lượng nước trước đây đều thực hiện bước cho điểm và lập hàm số tương quan cho các thông số bằng phương pháp Delphi – phương pháp thu thập ý kiến từ kiến thức chuyên sâu của các nhà khoa học, thì chỉ số CCMEWQI chỉ quan tâm đến 3 yếu tố, đó là: Phạm vi (Scope); Tần suất (Frequency); Biên độ (Amplitude). Khi kết hợp 3 yếu tố này với tiêu chuẩn, có thể xem đó là những thước đo chuẩn cho tất cả các thông số để đưa nồng độ và hàm lượng các thông số này về các khoảng điểm mà chỉ số đặt ra:
Phạm vi (Scope): hay mức độ về số lượng các thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
Tần số (Frequency): % các kết quả đo của 1 thông số nằm ngoài tiêu chuẩn :
Biên độ (Amplitude): mức độ mà các giá trị đo đã vượt ngoài tiêu chuẩn:
Phương pháp đánh giá
Điểm số CCMEWQI sẽ được đối chiếu với bảng 12.6 sau để đưa ra được mức độ về chất lượng nước:
Bảng 12.6. Đặc điểm chất lượng nước theo phân mức đánh giá của CCME WQI
Chất lượng Giá trị Chất lượng nước Điều kiện
Excellent
(Rất tốt) 95 – 100
Nước được bảo vệ, không có sự đe doạ, ảnh hưởng suy yếu
Nước gần với sạch tự nhiên hoặc ở mức độ tinh khiết
Good
( tốt) 80 - 94
Nước được bảo vệ với những đe doạ hoặc ảnh hưởng rất nhỏ
Nước ít có sự khác biệt với mức độ sạch tự nhiên hay ở mức độ được mong muốn
Fair
(Vừa phải) 65 - 79
Nước được bảo vệ thường xuyên, nhưng vẫn có thể bị đe doạ hoặc bị ảnh hưởng
Nước thỉnh thoảng ở dưới mức độ tự nhiên hay được mong muốn.
Marginal
(Trung bình) 45 – 64
Nước thường xuyên bị đe doạ hoặc bị ảnh hưởng
Nước thường dưới mức độ tự nhiên hay mức độ mong muốn Poor
(Xấu) 0 – 44
Nước luôn bị đe doạ hoặc bị ảnh
hưởng Nước dưới mức độ tự nhiên haydưới mức mong muốn.
Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:
Như vậy, do đặc điểm của chỉ số không đánh giá thông số dựa trên vai trò của thông số đối với chất lượng nước mà chỉ xem xét các thông số dựa trên tiêu chuẩn cho phép. Thực tế, đây là một loại công cụ thiên về đánh giá mức độ quản lý chất lượng nước do đó có thể áp dụng rộng rãi nhiều loại hình nước: nước cấp, nước phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, nước biển ven bờ… ứng với hiện trạng về các quy định pháp lý.
Tuy nhiên, do xem xét các thông số đồng đẳng như nhau về mặt toán học nên không tránh khỏi những đánh giá sai lệch như một số các chỉ số tích hợp khác. Do đó, việc lựa chọn thông số đầu vào cho xây dựng chỉ số đóng vai trò quan trọng nhất trong tính chính xác của chỉ số.
5.5. Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường
5.5.1. Khái niệm về báo cáo đánh giá chất lượng môi trườnga. Khái niệm cơ bản a. Khái niệm cơ bản
Chất lượng môi trường phản ánh trạng thái môi trường thể hiện chủ yếu trên ba phương diện:
(1) Áp lực của phát triển kinh tế - xã hội tới chất lượng môi trường
(2) Hiện trạng môi trường thể hiện thông qua các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học (3) Giải pháp bảo vệ môi trường đã và cần được thực hiện
Như vậy, báo cáo đánh giá chất lượng môi trường cần phải cung cấp một bức tranh tổng thể về các phương diện dó, là tổng thể các hệ quả của các tác động cũng như các đáp ứng đối với hiện trạng môi trường hiện tại. Theo GS. TS. Phạm Ngọc Đăng, việc lập báo cáo đánh giá chất lượng môi trường phải sử dụng cách tiếp cận nhiều chiều trong đó báo cáo có các đặc trưng cơ bản là:
- Đánh giá và tổng hợp các dữ liệu có chất lượng cao để thu được những thông tin có ý nghĩa
- Phân tích thông tin để xác định diễn biến theo không gian và thời gian cũng như xu hướng biến động của các tác động
- Xem xét quan hệ tương tác giữa các yếu tố: môi trường, kinh tế, xã hội trong khuôn khổ phát triển bền vững.