Kiểm soát chất lượng mẫu sử dụng thuật toán thống kê 1 Kiểm soát chất lượng nền

Một phần của tài liệu Tài liệu môi trường - các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường ppsx (Trang 115 - 117)

I. Dung dịch tiêu chuẩn có vấn đề, Lặp lại bước B vớ

4.2.2. Kiểm soát chất lượng mẫu sử dụng thuật toán thống kê 1 Kiểm soát chất lượng nền

4.2.2.1. Kiểm soát chất lượng nền

Chất lượng nền bao gồm tất cả các hoạt động trong quá trình xác định mẫu như các kỹ thuật phân tích, dung dịch chuẩn, hoá chất và mẫu vật. Các yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng đó là:

− Mô tả phương pháp phân tích

− Điều chỉnh và hiệu chỉnh thiết bị

− Hiệu chỉnh phương pháp phân tích

Lựa chọn kỹ thuật ổn định đóng vai trò quan trọng đối với các công tác chuẩn bị trong kiểm soát chất lượng. Nhiều phương pháp phân tích hoá học yêu cầu quá trình hiệu chỉnh, ví dụ: sự hiệu chỉnh giúp cho việc tính toán để nồng độ mẫu nằm trong giới hạn đo đạc của thiết bị. Các trường hợp hiệu chỉnh đơn giản nhất như dung dịch chuẩn, nồng độ và giá trị đo đạc của mẫu có thể biểu điễn dưới dạng đồ thị. Đường cong hiệu chỉnh có thể đánh giá bằng mắt. Tuy nhiên, việc làm này có thể dẫn đến những sai số, do đó tốt nhất là tính toán hồi quy tuyến tính. Hàm hồi quy tuyến tính như sau:

bx a y= +

Trong đó a là gía trị zero tính được và b là độ dốc (biểu điễn độ nhạy của phép đo) được vẽ trên đồ thị dạng đường thẳng với độ lệch nhỏ nhất có thể từ các giá trị thực nghiệm . Mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên giả thiết sau:

− Tuyến tính trên một khoảng rộng

− Độ biến động trên tất cả các khoảng là hằng số

− Các số liệu phân bố chuẩn

Đồ thị trên là một ví dụ về kết quả đo NO2 bằng phướng pháp quang phổ UV.vis. Khoảng giới hạn tin cậy phụ thuộc giữa các yếu tố khác đối với độ lệch của điểm hiệu chỉnh từ đường cong (số dư độ lệch chuẩn) và độ dốc b. Thông số cho phép định lượng của đường cong hiệu chỉnh là độ lệch chuẩn sxo. Độ lệch chuẩn sxo có thể được dùng để so sánh các công đoạn trong quá trình phân tích trên nhiều khoảng đo với cùng số lượng và vị trí của điểm hiệu chỉnh. Có thể tính bằng

b s sxo = y

Rõ ràng số dư độ lệch chuẩn sy tương đồng nhưng khác nhau về độ nhậy. Sự so sánh về mặt số học của cả hai giá trị sy đối với F-test chỉ ra rằng cả hai công đoạn phân tích có thể co là khác nhau. Độ lệch chuẩn là giá trị trung gian đối với các kỹ thuật phân tích bởi vậy cần có các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Kỹ thuật so sánh các phương pháp phân tích được mô tả dưới đây.

Thu thập các thông tin liên quan đến phương pháp phân tích (tài liệu tham khả, các bước tiến hành)

Hiệu chỉnh với chất chuẩn

Tính toán các hàm hiệu chỉnh bằng hồi quy tuyến tính, tổng độ lệch chuẩn

So sánh giá trị F tính được và giá trị F thống kê tại mức ý nghĩa 0,05 (95%)

Có thể so sánh phương pháp Không thể so sánh phương pháp

(khác biệt có nghĩa) (khác biệt do thay đổi)

1

Yêu cầu tối thiểu đối với việc kiểm soát chất lượng nền là các mẫu đo phải được lập lại một vài lần, ngoài ra còn các yêu cầu sau:

− Mẫu trắng

− Dung dịch chuẩn có nồng dộ cao và thấp ứng với khoảng xác định của phương pháp

− Mẫu đo

− Mẫu đo sau khi sấy

Độ ổn định của hệ thống phân tích được tính toán theo các giá trị sau:

sw = độ lệch chuẩn trong nhóm

sb = độ lệch chuẩn giữa các nhóm

Giá trị swsb sau đó được so sánh sử dụng F-test tại mức ý nghĩa được xác định trước (95%). Khi giá trị kiểm tra này chỉ ra sự khác biệt giữa swsb phải có hiệu chỉnh riêng rẽ để thực hiện đối với mỗi nhóm phân tích.

Một phần của tài liệu Tài liệu môi trường - các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường ppsx (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w