I. Dung dịch tiêu chuẩn có vấn đề, Lặp lại bước B vớ
5.3. Đánh giá chất lượng môi trường dựa trên chỉ thị môi trường
Chỉ thị môi trường là một tập hợp số liệu về môi trường thành một thông tin tổng hợp về một khía cạnh môi trường của một địa phương hoặc quốc gia. Chỉ thị môi trường là các thông số hay các giá trị đo nhận được từ các thông số để tập trung, cung cấp thông tin, mô tả trạng thái của hiện tượng môi trường với một nghĩa rộng là liên kết trực tiếp với giá trị thông số đó.
Chỉ thị môi trường là thước đo trong đó tổng hợp các thông tin phù hợp, liên quan đến một hiện tượng nhất định. Tóm lại, chỉ thị môi trường là giá trị của thông số hoặc chỉ tiêu nhất định và thước đo để đánh giá thông số đó theo mục tiêu của chỉ thị.
Chức năng của chỉ thị môi trường là:
– Giảm số lượng đo đạc và số thông số mà vẫn đảm bảo yêu cầu thông tin – Đơn giản quá quá trình chuyển tải thông tin cho người sử dụng.
Chỉ thị môi trường đại diện cho chất lượng môi trường ở ba khía cạnh trên nên có thể chia làm ba nhóm chính: Các chỉ thị áp lực; Các chỉ thị hiện trạng; Các chỉ thị đáp ứng
Đối với môi trường đất:
Nhìn chung, suy thoái môi trường đất là suy thoái về khả năng sản xuất của đất gây mất ổn định cho các hoạt động sử dụng tài nguyên đất và có thể có nhiều dạng: xói mòn, nhiễm mặn, ô nhiễm đất...
Các chỉ thị áp lực:
– Tốc độ mất rừng
– Tốc độ tăng dân số, tốc độ đô thị hóa (liên quan đến khai thác quá mức)
– Thay đổi sử dụng đất
– Địa hình, Hướng gió
– Cấu trúc đất
– Chế độ du canh, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp – Thiếu hụt về hệ thống pháp luật và giáo dục môi trường Các chỉ thị hiện trạng:
– Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp đã suy giảm
– Diện tích đất bị suy thoái (xói mòn, sụt lở, hoang mạc hóa...) – Nồng độ các chất ô nhiễm
– Sự giảm độ phì
– Sự tăng độ mặn, độ chua... Các chỉ thị đáp ứng:
– Quy hoạch sử dụng đất
– Truyền thông và áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất – Quản lý rừng đầu nguồn, quản lý canh tác
– Ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm
– Ngăn ngừa nhiễm mặn, mặn hóa, chua hóa, sa mạc hóa,... và biện pháp phục hồi
Đối với môi trường nước:
Ví dụ về chỉ thị môi trường cho lưu vực sông
Lưu vực sông là một đối tượng điển hình thể hiện rõ mối quan hệ giữa hoạt động của con người với chất lượng môi trường trong đó hoạt động của con người xả thải trực tiếp vào sông và làm suy giảm chất lượng nước, nhưng sau đó chính nguồn nước này lại quay trở lại phục vụ cho hoạt động của con người.
Các chỉ thị áp lực:
– Dân số, tỉ lệ tăng dân số, mật độ dân cư trong lưu vực
– Diện tích đô thị, tốc độ đô thị hóa, tỉ lệ diện tích đô thị hóa hàng năm – Tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm
– Cơ cấu thu nhập quốc dân (nông nghiệp, thu nhập trung bình, tăng trưởng/năm)
– Trữ lượng nước ngầm, mức độ khai thác
– Nước thải: tổng nước cấp, lượng sử dụng, loại hình sử dụng – Chất thải rắn: lượng, thành phần
– Úng ngập: tỉ lệ diện tích ngập, thời gian ngập
– Sự cố môi trường: tên, địa điểm, nguyên nhân, mức độ thiệt hại Các chỉ thị hiện trạng
– Trữ lượng nguồn nước mặt, nước ngầm – Lưu lượng xả thải nước thải
– Chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm, nước thải (lựa chọn thông số dựa vào mục tiêu của đánh giá chất lượng môi trường)
– Các yếu tố địa hình, thủy văn: độ dốc, hướng dốc, chiều dài sườn dốc, hướng dòng chảy, vận tốc dòng chảy, mực nước...
– Các yếu tố khí tượng: hướng gió, tốc độ gió, lượng mưa, số giờ nắng, bức xạ...
Các chỉ thị đáp ứng
– Tỷ lệ dân số được cấp nước máy – Mật độ đường cống cấp/thoát nước
– Tỷ lệ số rác được thu gom, bãi chôn lấp, nhà máy xử lý rác (quy mô, công suất)
– Tỷ lệ số gia đình có hố xí hợp vệ sinh – Số bệnh viện, tỷ lệ giường bệnh/dân số
– Các văn bản pháp quy về quản lý môi trường, cán bộ môi trường, thời gian và tần suất thanh tra, quan trắc, số vụ kiện tụng, tranh chấp và xử lý vi phạm môi trường – Ngân sách nhà nước đầu tư cho bảo vệ môi trường