Phương pháp lấy mẫu khô theo nguyên tắc hấp phụ

Một phần của tài liệu Tài liệu môi trường - các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường ppsx (Trang 96 - 98)

Một số chất khí khi đi qua bề mặt rắn có thể được giữ lại trên bề mặt các chất rắn này, đây được gọi là quá trình hấp phụ. Lợi dụng quá trình này người ta có thể thu được những

chất khí nhất định trên bề mặt các chất rắn thích hợp. Phương pháp thường được áp dụng đối với các chất khí có khả năng hấp phụ cao: kích thước, khối lượng lớn, định hướng hấp phụ bề mặt cao. Bên cạnh đó, các chất hấp phụ phải được lựa chọn phù hợp đáp ứng tiêu chuẩn sau:

− Diện tích bề mặt riêng lớn

− Kích thước hạt và kích thước mao quản phù hợp

− Có khả năng hấp phụ chọn lọc các chất khí

− Có khả năng giải hấp

− Có độ bền cơ học và độ bền nhiệt cao

Quá trình hấp phụ được điều khiển bằng phương pháp bơm không khí chậm qua ống có chứa vật liệu hấp phụ (than hoạt tính, silica gel, khoáng tự nhiên hoặc hoạt hóa...). Các chất khí hấp phụ lên bề mặt chất rắn sẽ được giải hấp bằng nhiệt độ, khí trơ, hơi nước... chuyển mẫu khí về dạng có nồng độ cao hơn. Tương tự như qúa trình hấp thụ, hấp phụ xảy ra chậm với hiệu suất thấp do đó thường được áp dụng với các chất ô nhiễm ở nồng độ nhỏ, không khí phải sạch khi đi qua chất hấp phụ để tránh làm tắc mao quản hoặc đẩy nhanh quá trình lão hóa chất hấp phụ.

3.8.4. Thủ tục lấy mẫu và bảo quản mẫu khí

Thủ tục lấy mẫu khí cho tất cả các phương pháp thực hiện theo các bước sau đây: (1) Lựa chọn vị trí lấy mẫu khí theo nguyên tắc tổ chức mạng lưới lấy mẫu khí

(2) Tại hiện trường, tiến hành đo đạc ngay các thông số khí tượng. Kết quả đo đạc các thông số khí tượng cần được ghi chú lại trong sổ tay lấy mẫu và trong lý lịch mẫu lấy được ghi ngoài nhãn mác của mẫu. Bên cạnh đó cần mô tả các đặc điểm bề mặt, địa hình, không gian kiến trúc và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng mẫu đo.

(3) Sử dụng bơm hút chân không, bơm nén khí hoặc các loại bơm ổn định lưu lượng khác để bơm một lượng chính xác thể tích vào thiết bị lấy mẫu hoặc thiết bị đo đạc phân tích nhanh. Tùy vào thông số quan trắc, thể tích mẫu lấy có thể dao động trong khoảng 10 - 500 m3.

(4) Mẫu khí sau khi thu thập nếu không được đo đạc ngay tại hiện trường thì phải được bảo quản theo những yêu cầu nhất định của từng thông số. Đối với mẫu thu thập bằng phương pháp hấp phụ và hấp thụ, mẫu được bảo quản như bảo quản mẫu nước và mẫu rắn (bảo quản lạnh, trong bóng tối). Mẫu khí khô cũng cần được bảo quản lạnh. Trong mẫu khí, cần quan tâm đến quá trình quang hòa làm mất mát các chất quang hóa như ozon, các hợp chất PANs... Nhãn mác của mẫu phải ghi chú chi tiết về yêu cầu bảo quản cũng như các kỹ thuật bảo quản đã áp dụng.

Chương 4. Phương pháp xử lý kết quả quan trắc 4.1. Các phương pháp thống kê trong quan trắc môi trường

4.1.1. Vai trò của thống kê trong quan trắc môi trường

Như chúng ta đã biết, quan trắc môi trường là một công cụ trong chương trình bảo vệ môi trường quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về bảo vệ môi trường. Do đó, đối với tất cả các chương trình quan trắc, độ tin cậy của thông tin môi trường luôn được đặt lên hàng đầu trong yêu cầu về chất lượng quan trắc.

Quan trắc môi trường cũng là một quá trình thu thập thông tin, thông tin của quan trắc môi trường phải đảm bảo năm yêu cầu cơ bản về dữ liệu và số liệu: Tính đúng; Tính chính xác; Tính đại diện; Tính hoàn chỉnh; Tính thống nhất;

Khi đó, chất lượng môi trường được phản ánh thông qua những số liệu quan trắc, chỉ có những số liệu đảm bảo đủ năm yêu cầu trên mới được công bố và sử dụng, đó được coi là những thông tin có ý nghĩa và có độ tin cậy cao. Quan trắc môi trường được tiến hành với nhiều thành phần môi trường, được thực hiện trên quy mô rộng và mật độ quan trắc theo thời gian lớn, do đó bộ cơ sở dữ liệu thu thập được có kích thước tương đối lớn và yêu cầu có những công cụ nhất định để quản lý và xử lý. Vì vậy trong quan trắc môi trường cần sử dụng các phương pháp thống kê.

Các phương pháp thống kê được sử dụng trong các nội dung quan trắc môi trường sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu môi trường - các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường ppsx (Trang 96 - 98)