Dụng cụ lấy mẫu hình trụ mở.

Một phần của tài liệu Tài liệu môi trường - các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường ppsx (Trang 70 - 72)

Loại Runner và Kemmerer (ống Ruttner làm bằng nhựa còn ống Kemmerer làm bằng đồng): có dạng hình trụ mở, dung tích từ 1 đến 3 lít có nắp đậy ở mỗi đầu. Các nắp này có thể được mở ra hoặc đóng vào nhờ một hệ thống dây. Khi nắp ống được mở ra, nước sẽ để qua, đến độ sâu cần lấy mẫu, người ta thường kẻo, hạ ống lên xuống vài lần (dao động trong khoảng 25cm) trước khi đóng nắp lại để lấy mẫu.

Hình 6.5. Giới thiệu một số dụng cụ lấy mẫu hình trụ mở

Dụng cụ lấy mẫu Friedinger: dụng cụ này có dạng gần giống với loại Runner và Kemmerer, nhưng nắp được mở ra 90o. Tất cả các phần bên trong đều không làm bằng kim loại. Dung tích dao động từ 3,5-5 lít, dụng cụ này có khung đê gắn nhiệt kế.

Dụng cụ lấy mẫu Vondorn: đây là dụng cụ được dùng rất phổ biến để lấy mẫu nước. Gồm một ống hình trụ bằng chất dẻo, 2 van cao su nối với nhau bằng ống cao su ở phía trên và phía dưới ống. Hai van cao su này có thể đóng mở nhờ một chiếc khoá ở phía ngoài ống trụ. Khi thả dụng cụ xuống nước, 2 van cao su đều mở, đến độ sâu cần thiết sẽ được đóng lại nhờ hệ thống điều khiển (messenger). Mẫu được chuyên sang bình chứa nhờ lỗ nhỏ ở thành hình trụ.

Yêu cầu của dụng cụ

Lựa chọn dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ chứa mẫu đóng vai trò quan trọng. Trong nhiều trường hợp, bình nhựa polyethylen (PE) hoặc bình thủy tinh thường được dùng. Sử dụng các bình chứa làm bằng các vật liệu khác yêu cầu phải có ghi chú cụ thể. Các mẫu có chứa các chất nhiễm bẩn hữu cơ không phân cực (dầu, HCBVTV) không nên chứa trong các bình nhựa, mặc khác không dùng bình chứa bằng bình thủy tinh để chứa các mẫu nước yêu cầu xác định Na, K, Br, Si ở nồng độ thấp. Cả hai dạng bình chứa này phù hợp với việc xác định các chất vô cơ ở nồng độ lớn. (Tham khảo thêm yêu cầu cụ thể đối với dụng cụ lấy mẫu cho từng thông số và nhóm thông số phân tích được đưa ra ở phần 5.2 bài 5).

Yêu cầu của thiết bị lấy mẫu và dụng cụ chứa mẫu cần phải được tráng rửa sạch trước khi sử dụng. Đặc biệt là đối với những chỉ tiêu yêu cầu phân tích ở độ chính xác cao và các phân tích yêu cầu việc bảo quan mẫu trong thời gian dài. Với những phương pháp bảo quản lâu dài, các chất rắn có thể bán trên thành bình và bị hấp phụ mạnh, khi đó việc rửa tiến hành với axit hoặc chất oxy hóa mạnh (K2Cr2O7) sau đó tiến hành như bình thường. Trong một số trường hợp khác cũng có thể sử dụng axit loãng để tráng rửa.

Đối với các loại bình nhựa có nhiều chất bẩn khó di chuyển bám trên thành bình không thể loại bỏ hoàn toàn thì không được sử dụng. Đối với các bình có chứa các vật chất nguy hại, phải đưa về nơi quy định.

Đối với các bình chứa mẫu nghiên cứu về vi sinh vật, bình chứa phải là bình thuỷ tinh và được khử trùng trước khi sử dụng bằng nồi hấp một vài lần ở nhiệt độ 180oC cùng với nắp đậy. Cổ bình phải được bảo vệ bằng lá nhôm.

Tuỳ thuộc loại mẫu sẽ yêu cầu các bước lấy mẫu và bảo quản tương ứng. Các phương pháp bảo quản mẫu sẽ được đề cập cụ thể trong phần bảo quản mẫu.

Một số bình chứa mẫu cho các thông số cụ thể.

− Bình nhựa polypropylene và polyetylene – Giá thành rẻ.

− Bình Quartz hoặc teflon – Loại này tốt nhất nhưng đắt nhất.

− Bình thuỷ tinh – Bình thuỷ tinh là loại thường dùng. Tránh sử dụng bình thuỷ tinh mỏng để lấy mẫu có chứa kim loại với nồng độ thấp – mg/l.

Rửa dụng cụ bằng axit:

a) Rửa sạch bình thuỷ tinh hoặc nhựa bằng các chất tẩy rửa. Chất tẩy rửa có photphat tự do là tốt nhất.

b) Rửa kĩ bằng nước sạch.

c) Rửa bằng dung dịch axit clohidric 1:1 và dung dịch axit nitric 1:1. (Axit nitric là tốt nhất cho chì và những kim loại khác).

d) Rửa sạch bằng nước cất. Với mẫu chứa crôm, rửa khoảng 12-15 lần là thích hợp. e) Điều kiện không khí khô. Bảo quản bình thuỷ tinh tránh khỏi các nguồn gây ô nhiễm. f) Sử dụng axit crômic hoặc crôm tự do trao đổi để loại bỏ chất lắng hữu cơ khỏi bình chứa thuỷ tinh. Sau đó, rửa kĩ bằng nước để loại bỏ tất cả các dạng vết của crôm.

g) Tránh sự có mặt của các kim loại gây nhiễu trong bình chứa, nước cất hoặc màng lọc.

3.6.3. Thủ tục lấy mẫu nước

Lấy mẫu nước có thể bằng các thiết bị tự động hoặc bằng tay. Thiết bị lấy mẫu tự động được dùng trong các trường hợp lấy mẫu tại các thời gian cố định hoặc lấy tỉ lệ với tốc độ dòng sau đó được chứa trong các bình riêng rẽ. Lấy mẫu tự động thường được sử dụng đối với nước sông hoặc nguồn điểm. Ngoài ra, lấy mẫu tự động cho phép lấy mẫu theo trung bình thời gian hoặc các mẫu kết tủa. Trong thực tế của các chương trình quan trắc, mỗi thiết bị lấy

mẫu đòi hỏi một thủ tục lấy mẫu khác nhau để đảm bảo chất lượng trong lấy mẫu nói riêng và cho cả chương trình quan trắc nói chung. Tuy nhiên, trong hầu hết các phương pháp lấy mẫu nước đánh giá chất lượng môi trường, phân tích hóa học đều phải được thực hiện. Lấy mẫu nước cho phân tích hóa học cần đảm bảo các nguyên tắc tối thiểu sau đây:

− Lý lịch mẫu rõ ràng (ghi lại địa điểm lấy mẫu, thời gian, khoảng cách, tình trạng và các bước tiến hành cho mỗi lần lấy mẫu)

− Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác đối với từng thông số (hóa chất, bảo quản, khử trùng…)

− Không gây sai số trong quá trình lấy mẫu và bảo quản

Một phần của tài liệu Tài liệu môi trường - các khái niệm cơ bản trong quan trắc môi trường ppsx (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w