tài sản ở tỉnh Hải Dương.
Trong thời gian qua, ngành Kiểm sát Hải Dương có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ do Viện kiểm sát tối cao và Tỉnh ủy giao. Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành; nâng cao trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu. Triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để làm tốt cơng tác quản lý tình hình tội phạm, xử lý tin báo tố giác tội phạm, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, không để xảy ra trường hợp oan; chất lượng kiến nghị được nâng lên; tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết tình hình ở các điểm có khiếu nại, tố cáo phức tạp... các chỉ tiêu nghiệp vụ đều hồn thành, nhiều tiêu chí vượt chỉ tiêu Quốc hội và của ngành giao và cao hơn cùng kỳ năm 2017, như: tỷ lệ giải quyết tin báo đạt 98,94% (vượt 8,94%); khơng có trường hợp quá hạn tạm giữ, tạm giam; xác định 181 vụ án trọng điểm, đạt tỷ lệ 12,54% (vượt 4,54%), án rút gọn 49 vụ, tăng 35 vụ (đảm bảo 100% số vụ áp dụng thủ tục rút gọn, đủ điều kiện theo quy định); án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tỷ
lệ thấp 09 vụ = 0,76% (chỉ tiêu không quá 5%); giải quyết án giai đoạn truy tố đạt 99,92% (vượt 4,92%), tỷ lệ kháng nghị án dân sự đạt 81,8% (vượt 1,8%), án hành chính 86,66% (vượt 6,66%).
Bảng 2.2: Thống kê xử lý tin báo, khởi tố và xét xử các vụ án cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương từ 2014 -2018 [31]
Năm Tin báo tội phạm Khởi tố vụ án Xét xử
2014 36 36 36
2015 28 28 28
2016 21 21 21
2017 13 13 13
2018 20 18 16
Qua số liệu thống kê, có thể thấy cơng tác xử lý tin báo tội phạm cướp tài sản đã được xử lý kịp thời, triệt để, không có tình trạng tồn đọng. Kết quả trên đạt được là sự nỗ lực trong công tác của cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Dương trong những năm vừa qua. Một dấu hiệu đáng mừng khác là số lượng tội phạm Cướp tài sản có xu hướng giảm dần qua các năm.
Ngồi cơng tác tham gia giải quyết các vụ án hình sự, đơn vị tiếp tục học tập, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các đạo luật mới về tư pháp nhất là Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam... có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018. Tích cực tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy định, quy chế, biểu mẫu nghiệp vụ... theo chỉ đạo của VKS tối cao. Tích cực, chủ động triển khai thực hiện các Nghị quyết số 57, 58, 59, 60/NQ-BCS của Ban cán sự Đảng VKSTC. Phối hợp với Viện KSND các tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang) tổ chức tập huấn 04 chuyên đề hình sự; phối hợp với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
mở tại VKSND tỉnh Hải Dương 03 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ (Dân sự 01, Hình sự 02); u cầu các cơng chức có trình độ Thạc sỹ Luật xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, đưa ra thảo luận tại các kỳ họp gia ban hai cấp. Triển khai tổ chức kiểm tra kiến thức các quy chế, quy định về nghiệp vụ đối với cán bộ, KSV hai cấp (132/132 công chức được kiểm tra đều đạt khá, giỏi). Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng góp phần trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho cán bộ, KSV áp dụng vào thực tiễn công tác[1].