Những hạn chế trong thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 39 - 45)

2.2.2.1. Hạn chế trong thu thập và tiếp nhận tin báo tội phạm

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tương đối rõ về trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Bên cạnh đó, Thơng tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP- BTC-BNNPTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Liên ngành Trung ương quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đã tháo gỡ được những bất cập, vướng mắc trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, góp phần tích cực trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và hạn chế thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện, cịn nhiều những khó khăn vướng mắc nhất định, dẫn đến việc áp dụng các quy định pháp luật chưa đồng bộ. Theo khoản 1 Điều 7 của Thông tư, quy định: “...Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng) ...” .Thực tế hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng rất nhiều và đa dạng, như: Báo và các trang tin điện tử trên Internet, Đài phát thanh, Đài truyền hình.…, nhưng chưa có hướng dẫn thống nhất về

tiện thơng tin đại chúng nào (Ví dụ: một số báo chính thống, các trang tin điện tử của địa phương, truyền hình địa phương...). Do chưa có hướng dẫn, nên nhận thức chưa thống nhất, dẫn đến việc tổ chức tiếp nhận đầy đủ các tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng gặp khơng ít khó khăn. Trên thực tế, trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đa số các tin báo về tội phạm cướp tài sản đều được tiếp nhận qua thông tin gián tiếp từ các cán bộ cơ quan điều tra của công an sở tại nơi xảy ra vụ án. Việc tiếp nhận tin báo từ các nguồn khác gần như khơng có.

Ngồi ra, trong việc xác định trách nhiệm tiếp nhận tin tố giác, tại khoản 3 Điều 146 BLTTHS năm 2015 còn quy định về trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an (gọi chung là Công an cấp xã). Quy định này xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, các tố giác, tin báo cần được tiếp nhận kịp thời; khi sự việc phạm tội xảy ra, hiện trường thường bị thay đổi, xáo trộn, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội có thể xóa dấu vết, nạn nhân trong tình trạng nguy hiểm... nên việc quy định Cơng an cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xác minh sơ bộ ban đầu là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, căn cứ vào các Điều 34, Điều 163 và Điều 164 BLTTHS năm 2015 thì Cơng an cấp xã không phải là cơ quan tiến hành tố tụng, không phải là Cơ quan điều tra và Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Do vậy, các hoạt động của Công an cấp xã như lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai, thu giữ vật chứng… không phải là hoạt động điều tra, đây là các hoạt động xác minh sơ bộ ban đầu. Viện kiểm sát chỉ kiểm sát việc tiếp nhận của Cơ quan điều tra khi Công an cấp xã chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến. Như vậy, giai đoạn Công an cấp xã tiếp nhận, xác minh sơ bộ ban đầu đến trước khi chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không thực hiện được quyền kiểm sát tư pháp. Cũng tại Khoản 3, Điều 146 BLTTHS năm 2015 quy

định, Công an cấp xã sau khi tiếp nhận, tiến hành xác minh sơ bộ ban đầu phải chuyển ngay tố giác, tin báo đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền, nhưng khơng quy định cụ thể là bao nhiêu ngày phải chuyển. Thực tế, có những vụ việc sau khi tiếp nhận, phân loại nhiều ngày Công an cấp xã mới chuyển lên Cơ quan điều tra sau đó Cơ quan điều tra mới tiếp nhận, đến xác minh thì hiện trường đã bị xáo trộn dẫn tới quá trình điều tra thu thập chứng cứ ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, hoặc Cơng an cấp xã khơng chuyển tin dẫn đến gây khó khăn cho việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, hoặc bỏ lọt tội phạm.

Một hạn chế nữa mà VKS vấp phải khi thực hiện quyền cơng tố đó là việc phụ thuộc vào CQĐT trong việc điều tra và khởi tố vụ án. Pháp luật TTHS hiện hành khơng quy định VKS có quyền trực tiếp điều tra vụ án hình sự, mà chỉ có thẩm qụyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong vụ án hình sự do CQĐT thụ lý. Mặc dù khoản 1 Điều 13 Luật Tổ chức VKSND và điểm a khoản 2 Điều 36 BLTTHS có quy định khi thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự VKS có nhiệm vụ và quyền hạn "khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can...), nhưng tại Điều 104 BLTTHS (quy định về khởi tố vụ án hình sự) lại quy định VKS chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS huỷ bỏ quyết định không khởi tố của CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Vì vậy, thực tế có nhiều trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm cần được khởi tố, điều tra, nhưng vì những lý do khác nhau, CQĐT khơng ra quyết định khởi tố và cũng không ra quyết định khơng khởi tố vụ án thì VKS khơng thể ra được quyết định khởi tố vụ án để yêu cầu điều tra, mà chỉ có thể ra văn bản yêu cầu khởi tố vụ án.

2.2.2.2. Hạn chế trong việc thực hiện quy định về Giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành nhiều năm, nhưng việc thực hiện quy định Giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại Điều 110 phát sinh một số vướng mắc. Theo quy định của Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được giữ người:

“Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.”

Trên thực tế đấu tranh với tội phạm cướp tài sản, việc bắt giữ nghi can được diễn ra theo trình tự: Ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp sau đó ra Quyết định tạm giữ đối với đối tượng rồi cuối cùng mới ra Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp chuyển cho VKS phê chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự. Như vậy, Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp hầu như khơng có tác dụng vì thực tế là nghi phạm đã bị tạm giữ, việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp chỉ là hình thức.

Trong khi đó, quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp khác với tạm giữ. Trong trường hợp bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, nghi phạm chưa phải đưa vào Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, quyền công dân chưa bị hạn chế nhiều như trường hợp tạm giữ. Có trường hợp do cơ quan chuyển văn bản đề nghị và hồ sơ sang VKS chậm nên người đó bị tạm giữ gần 24 giờ mới được VKS phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Như vậy trong trường hợp này, về thực tế công dân đã bị bắt, giữ nhiều giờ trước

khi có sự phê chuẩn của VKS. Việc làm như trên khơng khác gì việc làm theo Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 2003 là được quyền bắt, giữ rồi sau đó mới chuyển Lệnh bắt khẩn cấp để có sự phê chuẩn của VKS.

Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

"Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tịa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang”

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này..."

Cũng theo các quy định trên thì việc bắt phải thực hiện trước, sau đó mới là giữ, giam theo tố tụng. Như vậy, các cơ quan điều tra làm sai cảcịn có thiếu sót về trình tự cơng việc phải thực hiện, chưa thực sự không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 cũng như nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Nguyên nhân của vướng mắc này, có thể do Cơ điều tra chưa nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật và chưa được hướng dẫn của các Cơ quan Trung ương. Mặt khác thiết kế của Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng chưa ch̉n xác vì có câu: " Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp...phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ...Lệnh bắt người bị giữ...phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn...", dẫn đến cách hiểu sai là: tạm giữ làm trước, rồi làm lệnh bắt và đề nghị VKS phê chuẩn sau. Theo quy định tại K6 Điều 110 BLTTHS VKS phải phê chuẩn trong vòng 12 giờ sau khi nhận được đề nghị và hồ sơ tài liệu.

2.2.2.3. Hạn chế trong công tác thực hiện khám nghiệm hiện trường

Với chức năng thực hiện quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,.trên cơ sở của pháp luật tố

tụng hình sự, KSV phải kiểm sát tính hợp pháp của hoạt động khám nghiệm, kiểm sát việc chấp hành các thủ tục, trình tự khám nghiệm, kiểm sát các hoạt động khám nghiệm, kiểm sát việc thu thập, bảo quản dấu vết, đúng quy định của BLTTHS và đạt hiệu quả, mục đích của hoạt động khám nghiệm. Hiện trường của các vụ án thường bị xáo trộn và dễ mất dấu vết, do đó, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoạt động khám nghiệm của Cơ quan điều tra thì KSV sẽ yêu cầu khắc phục, bổ sung kịp thời để việc khám nghiệm được thực hiện theo háp luật và có kinh nghiệm kiểm sát chặt chẽ hoạt động khám nghiệm tại hiện trường.

Tuy nhiên, trong q trình thực hiện cơng tác này, quyền cơng tố của VKS cịn gặp một số hạn chế như sau:

Một là, trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường có ĐTV chưa chủ động cung cấp thông tin cần thiết để phục vụ việc khám nghiệm cho KSV, có trường hợp KSV tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường vụ án một cách “trịn vai”, khơng chú trọng vào khám nghiệm hiện trường mà hồn tồn cơng nhận ý kiến và công tác của Điều tra viên.

Hai là, do cơng tác bảo vệ hiện trường cịn có hạn chế, việc thực hiện khám nghiệm gặp khó khăn bởi nhiều vụ án cướp tài sản xảy ra sau nhiều giờ mới được trình báo hay phát giác, hiện trường hồn tồn bị xáo trộn. Trong trường hợp này, KSV không thể kiểm sát chặt chẽ quá trình khám nghiệm hiện trường dễ dẫn đến hậu quả không phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót, những vi phạm tố tụng của Cơ quan điều tra. Đồng thời, việc thu thập những dấu vết, vật chứng tại hiện trường vụ án không được đầy đủ, khách quan ngay từ đầu sẽ làm cho công tác điều tra, giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian qua, các Kiểm sát viên đã nỗ lực trên tinh thần cải cách tư pháp, tham gia phiên tịa một cách tích cực theo hướng tranh tụng. Tuy nhiên, cịn một số tồn tại, hạn chế, đó là: chất lượng tham gia xét hỏi, tranh tụng của KSV có vụ cịn chưa cao; khơng phát hiện được vi phạm hoặc việc phát hiện vi phạm của bản án, QĐ cịn chưa kịp thời nên khơng kháng nghị phúc thẩm được, chất lượng kháng nghị còn hạn chế nên phải rút kháng nghị; chất lượng kiến nghị trong hoạt động xét xử còn chưa cao, các vi phạm đã được kiến nghị, tiếp thu nhưng chậm được khắc phục triệt để ( vi phạm trong việc chậm chuyển bản án, vi phạm thời hạn hỗn phiên tịa,..).

Ngồi ra, khi Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đưa vào quy định mới về đối đáp được thực hiện trong phần tranh luận tại phiên tòa, sau khi Kiểm sát viên Luận tội (Điều 321 BLTTHS), trước khi Hội đồng xét xử nghị án (Điều 326 BLTTHS); Đối đáp đến cùng, chưa được giải thích tại Điều 4 BLTTHS, cần nghiên cứu để thực hiện cho đúng trong thực tiễn, khi mà Luật sư ý kiến cho rằng Kiểm sát viên không thực hiện đến cùng việc đối đáp. Trên thực tế, khi đối đáp, nhiều trường hợp Luật sư nêu quan điểm phản bác sự luận tội trong bản cáo trạng, KSV đã có ý kiến đối đáp tương ứng, trong khi đó, luật sư lặp đi lặp lại quan điểm đã được KSV đối đáp. Điều này dẫn đến việc KSV buộc phải phát biểu rằng VKS giữ nguyên quan điểm luận tội.

Sự hạn chế nêu trên bắt nguồn từ việc định nghĩa “đối đáp đến cùng” mới chỉ được đưa ra trong luật mà chưa có hướng dẫn tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 39 - 45)