Về mặt cấu thành tội phạm, có thể thấy rằng, Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định khá rõ ràng, đầy đủ và hợp lý về dấu hiệu của tội cướp tài sản. Trong quá trình áp dụng từ khi bộ luật này có hiệu lực, ít phát sinh vướng mắc nào trong việc xác định hành vi cướp tài sản của người phạm tội. Những hành vi đặc trưng như dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành
vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản đã được quy định một cách ổn định từ Bộ luật hình sự năm 1999 và khơng có sửa đổi, bổ sung [1].
Tuy nhiên, theo chúng tôi, nên nghiên cứu để hoàn thiện quy định về tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản trên cơ sở cường độ vũ lực được sử dụng hoặc đe doạ sử dụng. Cụ thể là:
“Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ hoặc dùng thủ đoạn khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Và từ đó, “Cưỡng đoạt tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ
lực khơng nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tình thần người khác được nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Về khung hình phạt, Bộ luật hình sự 2015 đã loại bỏ hình phạt tử hình đối với tội danh này. Như đã phân tích ở phần trên, việc loại bỏ án tử hình là một cải cách theo hướng nhân đạo, giảm bớt án tử hình trong thi hành án hình sự, nhưng việc loại bỏ án tử hình đối với hành vi cướp tài sản cần được xem xét lại theo hướng giữ nguyên hình phạt tử hình.
Tội cướp tài sản là tội phạm trực tiếp xâm phạm cùng một lúc hai khách thể, đó là tài sản và tính mạng, sức khỏe con người. Các nhà lập pháp đã tổng hợp từ thực tiễn các vụ án cướp tài sản và đưa hậu quả chết người vào khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015, quy định thành tình tiết định khung tăng nặng “làm chết người”. Thực tế cho thấy, nếu cướp tài sản mà làm bị thương nạn nhân hoặc một vài người khác (trong tình huống bị truy đuổi) hoàn toàn khác biệt về mức độ nghiêm trọng với việc làm nạn nhân chết, làm nhiều người bị thương nghiêm trọng, hoặc tàn tật suốt đời thì việc khơng loại bỏ vĩnh viễn người phạm tội khỏi đời sống là điều khó chấp nhận.
Trên thực tế, phải thừa nhận rằng việc tuyên án tử hình đối với loại tội phạm này khi Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi cịn hiệu lực là hãn hữu, thực tiễn xét xử thường chỉ phạt tù đến 15-20 năm tù giam. Nếu có hậu quả chết người thì người phạm tội bị xử tử hình về tội giết người. Mặc dù vậy, thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ án cướp tài sản mặc dù không gây hậu quả chết người hay làm nạn nhân tàn tật suốt đời nhưng phương thức cướp tài sản của tội phạm tỏ ra vô cùng tàn bạo và coi thường pháp luật. Tiêu biểu là vụ án cướp xe máy xảy ra tại Hải Dương. Ngày 24/11/2012, chị B.H.P (SN 1975), trú tại 15/57, đường Trần Cảnh, TP.Hải Dương đang dắt xe từ vỉa hè trước cửa hàng quần áo số 35D phố Quang Trung (TP.Hải Dương), hai đối tượng Lê Duy Phương và Đoàn Văn Nhã đã chạy đến dùng dao đâm vào đùi chị P, cướp xe máy nhãn hiệu SH sau đó dùng súng bắn nhiều phát để uy hiếp nạn nhân và
người xung quanh nhằm tẩu thốt. Sự việc khơng gây thương tích nguy hiểm đến tính mạng cho chị P nhưng vụ án cướp táo tợn này đã gây bức xúc sâu rộng trong quần chúng, việc loại bỏ án tử hình đối với những hành vi phạm tội như vậy sẽ khiến nhân dân mất niềm tin vào công lý, và nguy hiểm hơn là sự coi thường luật pháp từ phía kẻ phạm tội. Từ những sự việc trên, tác giả cho rằng không nên loại bỏ hồn tồn hình phạt tử hình đối với tội danh cướp tài sản.