Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 45 - 50)

quyền công tố

Về mặt khách quan, sự hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố của VKS trong các vụ án hình sự nói chung và các vụ án cướp tài sản nói riêng bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, với

nhiều thủ đoạn tinh vi. Đặc biệt là người phạm tội cũng quan tâm tìm hiểu quy định của pháp luật để vận dụng trong việc gây khó khăn cho cơ quan điều tra và cơ quan thực hành cơng tố trong q trình giải quyết vụ án. Thực tiễn cho thấy, có nhiều vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương có dấu hiệu của việc cướp tài sản liên quan đến các băng nhóm tín dụng đen nhưng việc khởi tố và điều tra vụ án gặp nhiều khó khăn do các đối tượng tìm cách gian dối, bao che cho nhau khi khai báo. Thậm chí, nạn nhân bị cướp tài sản cũng không hợp tác do bản thân mang nợ, do bị uy hiếp hoặc lo ngại sẽ bị nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng trong tương lai nếu làm đơn tố cáo hành vi cướp tài sản ra cơ quan chức năng.

Thứ hai, do những bất cập về pháp luật hình sự cũng như tố tụng hình sự.

-Quy định của BLHS về tội cướp tài sản chưa thật phù hợp với chế tài nghiêm khắc được quy định. Theo quy định sử dụng vũ lực với bất kỳ cường độ nào (ví dụ xoắn tai, kéo mũi, bạt tai…) nhằm chiếm đoạt tài sản đều phạm tội cướp tài sản và có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Đồng thời, có những hành vi đe doạ rất nghiêm trọng (như sẽ giết người, sẽ đốt nhà…) nhằm chiếm đoạt tài sản cũng chỉ bị truy cứu về tội cưỡng đoạt tài sản, vì khơng phải là đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực theo quy định về tội cuwps tài sản… Các quy định thiếu hợp lý đó sẽ tác động đến quan điểm giải quyết vụ án của người tiến hành tố tụng nói chung, Kiểm sát viên trong thực hành quyền cơng tố nói riêng.

số quy định của pháp luật vẫn còn chưa được hướng dẫn áp dụng cụ thể, dẫn đến một số vướng mắc trên thực tế, tuy rằng số lượng khơng nhiều. Ngồi ra, cần xem xét lại vị trí của cơ quan thực hành quyền cơng tố trong q trình giải quyết vụ án bởi vì các quy định hiện tại của pháp luật trao cho cơ quan Kiểm sát thực hành quyền công tố từ khi giải quyết tin báo và điều tra vụ án nhưng những quyền hạn của cơ quan Kiểm sát chưa được mở rộng tương xứng.

Thứ ba, các kiểm sát viên và kiểm tra viên luôn phải đối mặt với áp

lực lớn từ số lượng vụ việc. Trong khi đó, nhiều chính sách, chế độ tiền lương với họ cịn chưa tương xứng. Khơng chỉ phải giải quyết số lượng lớn vụ việc, các kiểm sát viên và kiểm tra viên cịn đối mặt với đặc thù cơng việc trong giải quyết các vụ án hình sự cướp tài sản, thường xuyên phải tiếp cận hiện trường bất kể ngày đêm, và nhiều lần gặp phải sự đe dọa, chống đối từ phía các đối tượng phạm tội. Do đó, nhiều cán bộ, công chức của VKS đôi khi chưa tập trung được cho nhiệm vụ.

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Về mặt chủ quan, năng lực, trình độ và bản lĩnh của ộmt số cán bộ, KSV trong giai đoạn hiện nay vẫn còn hạn chế nhất định. Trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của khơng ít cán ộ,b KSV cịn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay; tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, KSV chưa được đề cao trong thực thi nhiệm vụ. Do đó, trong nhiều vụ án cướp tài sản, KSV tỏ ra phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ mà CQĐT đưa ra mà khơng có các biện pháp nghiệp vụ để xác minh. Những thiếu sót trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án làm ảnh hướng đến quá trình xây dựng căn cứ buộc tội bị cáo trong bản cáo trạng.

Ngồi ra, một bộ phận KSV cịn mang nặng tư tưởng tham gia xét xử theo hướng xét hỏi mà không tranh tụng. Nguyên tắc suy đốn vơ tội trong Bộ luật hình sự khơng được áp dụng, khi kết hợp với sự không nắm vững hồ sơ

vụ án rất dễ dẫn đến hậu quả ngược là Suy đốn có tội, buộc tội bị cáo bằng mọi giá. Tuy chưa có hiện tượng oan sai xảy ra trong việc xét xử các vụ án hình sự cướp tài sản tại Hải Dương, nhưng đây là rủi ro lớn, cần được cán bộ ngành kiểm sát nhận diện và triệt để phòng tránh.

Tiểu kết Chương 2

Trong chương này, tác giả đưa ra số liệu và tập trung phân tích nhằm nêu rõ các đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Chỉ ra những yếu tố thuận lợi và kết quả đạt được về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những số liệu và phân tích trên là cơ sở cho dự đốn về tình hình tội phạm cướp tài sản diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Về thực trạng diễn biến của tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian từ 2015 – 2018, cần ghi nhận sự cố gắng và thành tích của các cơ quan phịng chống tội phạm và cơ quan thực hành quyền công tố trong việc hạn chế số lượng vụ việc cướp tài sản, đồng thời truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, tội phạm cướp tài sản ngày càng diễn biến theo xu hướng táo tợn, liều lĩnh, gây hoang mang cho quần chúng nhân dân, xuất hiện những vụ án cướp tài sản do liên quan đến hoạt động tín dụng đen gây khó khăn cho cơ quan cơng tố.

Ngồi những thành tích đạt được, chương 2 của luận văn cũng đã nêu lên một số điểm hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố, bắt nguồn từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đây sẽ là tiền đề để tác giả đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 45 - 50)