Tổ chức chỉ đạo, điều hành tốt hoạt động thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ giai đoạn điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 54 - 55)

đối với tội cướp tài sản từ giai đoạn điều tra.

Trước yêu cầu về cải cách tư pháp và cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định chức năng, nhiệm vụ của VKSND, trong đó yêu cầu tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Một trong các quy định để VKSND thực hiện tốt chức năng thực hành quyền cơng tố, đó là quyền đề ra u cầu điều tra và yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội. Cùng với đó, các Nghị quyết của Quốc hội như Nghị quyết 37 [20] cũng yêu cầu Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra để chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, đồng thời chủ động, tích cực đề ra yêu cầu điều tra.

Một là, chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra thực hiện tốt việc phân loại, thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Nâng cao trách nhiệm của KSV trong công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, kịp thời phối hợp với Cơ quan điều tra thu thập, đánh giá chứng cứ đầy đủ, khách quan, toàn diện ngay từ khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm; các chứng cứ buộc tội cũng như chứng cứ gỡ tội phải được cân nhắc, đánh giá thận trọng trước khi đề xuất Lãnh đạo Viện phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra.

Hai là, kiểm sát chặt chẽ việc ra các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, đặc biệt là trong trường hợp Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, tránh việc lạm dụng các lý do khơng đúng để tạm đình chỉ. Giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cần có sự trao đổi thống nhất trước khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra.

Ba là, trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với vụ án, Kiểm sát viên cần tích cực phát hiện những thiếu sót, những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án để kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ hoặc giải thích rõ nguyên nhân chưa thực hiện các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát, phối hợp giải quyết triệt để các mâu thuẫn có trong hồ sơ, tránh để xảy ra vi phạm tố tụng dẫn đến áp dụng các căn cứ tạm đình chỉ thiếu chính xác.

Bốn là, chủ động cùng với Cơ quan điều tra nghiên cứu các tài liệu xác minh ban đầu về tội phạm để thống nhất quan điểm giải quyết đảm bảo các quyết định khởi tố có căn cứ và đúng pháp luật. Đối với các vụ việc phức tạp, có khó khăn trong thu thập, đánh giá chứng cứ, thì cả hai cùng nghiên cứu, định hướng xác minh, bổ sung chứng cứ xác định tội phạm để khởi tố tiến hành điều tra, thực hiện tốt chức năng cơng tố ngay từ khi có thơng tin về tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 54 - 55)