Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý trách nhiệm đối với hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 60 - 68)

nhiệm đối với hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên

Thứ nhất, về mặt nhận thức, các đơn vị ngành Kiểm sát cần có cơ chế giám sát và đánh giá định kỳ đối với Kiểm sát viên về chuyên môn trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự.

Quan điểm chủ đạo của Đảng coi Tòa án là trung tâm và việc xét xử là trọng tâm của cải cách tư pháp[32]. Tuy nhiên, điều tra và truy tố là cơ sở cho việc xét xử, có điều tra, truy tố đúng đắn thì mới đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mặt khác, trong quá trình giải quyết vụ án, tính chất, mức độ nghiêm trọng nhất của các vi phạm phần lớn lại nằm trong giai đoạn điều tra. Do đó, năng lực chun mơn của Kiểm sát viên đóng vai trò quan trọng và cần được kiểm tra, đánh giá định kỳ. Hiện nay, việc kiểm tra năng lực chuyên môn của các Kiểm sát viên chỉ được thực hiện không thường xuyên qua các kỳ bồi dưỡng tập trung của ngành, tác giả luận văn cho rằng, nếu bản thân các cơ quan Kiểm sát khơng có cơ chế kiểm tra năng lực Kiểm sát viên ngay tại đơn vị mình sẽ giảm hiệu quả cơng tác thực hành quyền công tố, nhất là trong bối cảnh tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp.

Sau khi nghiên cứu các vấn đề lý luận, kết hợp với thực tiễn công tác, tác giả luận văn cho rằng các cơ quan Kiểm sát (bao gồm cấp huyện và tỉnh) cần xây dựng cơ chế đánh giá hiệu quả chuyên môn của từng Kiểm sát viên đối với từng vụ án về các mặt: Kiểm sát điều tra; Đánh giá xây dựng cáo trạng và bản luận tội; Kỹ năng thực hành quyền công tố khi tham gia xét xử. Cơ chế kiểm tra này sẽ nâng cao ý thức của Kiểm sát viên trong từng giai đoạn giải

quyết vụ án hình sự, giảm thiểu sai sót chun mơn cũng như nâng cao trình độ cho các Kiểm sát viên, nhất là các Kiểm sát viên mới được bổ nhiệm.

Thứ hai, Kiểm sát viên cần chủ động trao đổi với Điều tra viên việc phịng ngừa các vi phạm trong q trình thực hành quyền cơng tố.

Việc giải quyết vụ án hình sự chưa bao giờ là đơn giản, nhất là quá trình khởi tố, điều tra, truy tố sẽ trực tiếp tác động đến sinh mệnh pháp lý của người phạm tội. Trước áp lực này, Kiểm sát viên luôn phải đối mặt với những sai sót nghiệp vụ xảy ra trong q trình cơng tác. Do đó, việc trao đổi với Điều tra viên là biện pháp phịng ngừa mang tính khách quan, góp phần ngăn ngừa sai phạm xảy ra hơn là để nó xảy ra, thậm chí gây hậu quả trên thực tế rồi mới phát hiện được và phải khắc phục, sửa chữa.

Trường hợp chưa phòng ngừa được vi phạm, Kiểm sát viên cần chủ động xem xét, phát hiện kịp thời các vi phạm, thiếu sót trong việc điều tra ngay sau khi nó xảy ra thì việc khắc phục, sửa chữa các vi phạm này sẽ đơn giản hơn rất nhiều, nếu như để đến khi vụ án đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát, và hơn nữa đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và thậm chí để đến cấp giám đốc thẩm mới phát hiện được thì việc khắc phục, sửa chữa sẽ khó khăn và Kiểm sát viên sẽ phải đối mặt với việc bị xử lý kỷ luật.

Thứ ba, trong giai đoạn xét xử, Kiểm sát viên phải thực sự nghiêm túc kiểm tra lại toàn bộ việc điều tra, truy tố vụ án. Trong cơ chế hiện nay, việc kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử vụ án do cùng một Kiểm sát viên thực hiện. Điều này rất thuận lợi cho Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án tại phiên tịa vì đã nắm chắc vụ án từ giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, Kiểm sát viên cần hết sức tránh tâm lý chủ quan, xuôi chiều với kết quả điều tra, dẫn đến việc không phát hiện được những vi phạm, thiếu sót trong cơng tác điều tra và truy tố vụ án.

Khi vụ án cịn những vi phạm, thiếu sót nhưng đã được truy tố chuyển hồ sơ cho Tịa án thì hoặc Tịa án sẽ trả lại Viện kiểm sát để điều tra bổ sung hay điều tra lại, do Tòa án hay người tham gia tố tụng phát hiện được vi phạm hoặc Tòa án sẽ đưa ra một phán quyết sai trái nếu như khơng phát hiện được các vi phạm đó. Cho đến cấp phúc thẩm, nếu Kiểm sát viên, Tòa án, người tham gia tố tụng cũng không phát hiện được các vi phạm thì lại tiếp tục có một bản án phúc thẩm sai trái.

Vì vậy, Kiểm sát viên khi làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án phải chủ động và thận trọng rà soát, kiểm tra lại để phát hiện các vi phạm, thiếu sót trong q trình điều tra, truy tố và có biện pháp xử lý phù hợp. Trường hợp có vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính khách quan, đúng đắn trong việc giải quyết vụ án thì chủ động đề xuất với Lãnh đạo Viện, yêu cầu Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại, khắc phục, sửa chữa vi phạm đó, như hai vụ án nêu trên.

Kết quả điều tra, truy tố vụ án cũng chính là sản phẩm của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát điều tra, nếu Kiểm sát viên bảo thủ theo ý chủ quan của mình từ trước thì rất dễ để lại những sai lầm đáng tiếc, cho nên Kiểm sát viên cần thật sự cầu thị và nhạy cảm, đứng ở các góc nhìn khác nhau mà xem xét thì mới phát hiện được các vi phạm, thiếu sót trong việc điều tra, truy tố vụ án để sửa chữa.

Thứ tư, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cần thực hiện chủ trương kiểm tra đột xuất hoặc có báo trước đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện về công tác chuẩn bị xét xử và việc tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên. Sau mỗi phiên tòa đều tiến hành họp rút kinh nghiệm, nhận xét, góp ý đối với Kiểm sát viên trong công tác chuẩn bị xét xử cũng như công tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử. Qua đó đánh giá năng lực, kỹ năng nghiệp

Ngồi ra, các đơn vị Thanh tra của Viện Kiểm sát chủ trì, phối hợp với các Phòng nghiệp vụ tăng cường thanh tra đột xuất, thanh tra chuyên đề, sau thanh tra ban hành Kết luận yêu cầu các đơn vị được thanh tra phát huy những mặt tích cực và khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót. Đồng thời, Thanh tra được giao nhiệm vụ kiểm tra sau thanh tra việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót của các đơn vị trong q trình thực hiện nhiệm vụ được phát hiện qua cơng tác thanh tra, mục đích nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác thanh tra. Tránh việc thành lập thanh tra xong, nhưng nhưng vẫn còn nguyên những sai phạm. Các đơn vị nghiệp vụ phải thường xuyên phối hợp và thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin với lực lượng thanh tra để từ đó Thanh tra chủ động nắm bắt thông tin, tham mưu kịp thời cho Viện trưởng xem xét, quyết định thanh tra và xử lý vi phạm sau thanh tra.

Thứ năm, ngành Kiểm sát các cấp cần có sự phân định rạch ròi giữa nội dung cơ chế hoạt động giữa Thanh tra với chức năng kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ trong hệ thống VKSND. Mặc dù khi tiến hành thanh tra đều ra Quyết định thanh tra, còn các đơn vị nghiệp vụ thì chỉ cần có cơng văn hoặc thậm chí điện thoại thơng báo, u cầu… vì hoạt động kiểm tra, hướng dẫn của Kiểm sát viên được phân công phụ trách địa bàn, địa phương hoặc của các Vụ nghiệp vụ là công việc thường xuyên. Đối với Thanh tra thì chỉ khi có sự việc cụ thể hoặc theo chỉ đạo của Viện trưởng viện Kiểm sát thì Thanh tra mới ban hành các quyết định hành chính để tiến hành thanh tra. Xét về bản chất thì cơ bản giống nhau, nội dung đều tiến hành các hoạt động yêu cầu cán bộ, Kiểm sát viên, đơn vị bị thanh tra (kiểm tra) chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, giải trình, báo cáo, tiến hành xác minh, thu thập các tài liệu, thông tin để làm rõ vấn đề cần chứng minh, xử lý. Thực tế cho thấy, có những nội dung của thanh tra giống như nội dung kiểm tra, xác minh của các cơ quan khác trong ngành Kiểm sát. Khi đi vào kiểm tra, giải quyết lại phải kiểm tra

cả hồ sơ vụ việc, thậm chí làm việc cả với các cơ quan liên quan trong, ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng và tư pháp, thậm chí có nhiều nội dung lại thuộc Vụ giải quyết khiếu tố hoặc Cơ quan điều tra hoặc Vụ tổ chức cán bộ VKSND tối cao…

Thứ sáu, cần nghiêm túc thực hiện xử lý kỷ luật những Kiểm sát viên có sai phạm trong cơng tác theo các kết luận thanh tra ngành kiểm sát, tránh tâm lý cả nể, “dĩ hòa vi quý”. Đây là việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm của từng Kiểm sát viên khi xảy ra sai phạm, là bài học nhằm rút kinh nghiệm trong hoạt động thực hành quyền công tố của cán bộ ngành kiểm sát nói chung.

Tiểu kết Chương 3

Sau khi đánh giá thực trạng thực hành quyền công tố của VKS các cấp tại địa bàn tỉnh Hải Dương trong chương 2, một số hạn chế trong công tác của VKS trong việc giải quyết các vụ án cướp tài sản đã được chỉ rõ. Trong chương 3, tác giả tập trung nghiên cứu nguyên nhân của các hạn chế đã được nêu ra để có phương hướng hồn thiện bằng những giải pháp cụ thể.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật được tác giả đề xuất bao gồm sửa đổi bổ sung một số nội dung trong bộ luật hình sự 2015, cụ thể là hình phạt tử hình đối với tội danh Cướp tài sản tại Điều 168. Bên cạnh luật nội dung là Bộ luật hình sự, tác giả cũng đề xuất một số nội dung sửa đổi về bổ sung thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố, điều tra tội phạm, đi kèm với các quy định về bắt, giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Đây là những quy định quan trọng, thường xuyên phải vận dụng trong thực tiễn cơng việc của VKS.

Ngồi những phương hướng hoàn thiện pháp luật, tác giả nêu ra một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng thực hành quyền cơng tố của VKS thuộc các nhóm: Tổ chức điều hành thực hành công tố ngay từ giai đoạn điều tra; Tổ chức tốt công tác đào tạo cán bộ; Nâng cao hiệu quả thực hành công tố trong giai đoạn xét xử và hiệu quả của công tác tổ chức cán bộ.

KẾT LUẬN

Công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát đóng vai trị quan trọng trong nền tư pháp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động thực hành quyền cơng tố trong vụ án hìnhựs nói chung và vụ án cướp tài sản nói riêng là hoạt động cần thiết để ừt đó nâng cao trình độ nghiệp vụ, hồn thành tốt cơng tác trên thực tế.

Trong những năm qua, tình hình tội phạm đặc biệt là tội phạm cướp tài sản diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong bối cảnh Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự 2015 mới có hiệu lực thi hành chưa lâu, việc áp dụng một số điều khoản vào giải quyết các vụ án cướp tài sản còn vướng mắc. Tuy nhiên, trên tinh thần nghiên cứu khoa học, tác giả đã cố gắng liệt kê và phân tích cả những ưu điểm và hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật để tìm ra phương hướng hồn thiện.

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên ứcu, phân tích những vấn đề lý luận về hoạt động thực hành quyền công tố trong vụ án ộit cướp tài sản và khảo sát, đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạtộđng thực hành quyền công tố của

VKSND ừt thực tiễn tỉnh Hải Dương. Tác giả đã chỉ ra rằng, mặc dù ngày càng được hoàn thiện, nhưng việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật vẫn còn một số điểm chưa phù hợp. Trên thực tế, còn những trở ngại cả khách quan lẫn chủ quan làm hạn chế hiệu quả thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát.

Bằng những nghiên cứu của mình, tác giả đã cố gắng đề ra những giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản.ếtKquả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt ộđng nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng thực hành quyền cơng tố trong vụ án hìnhựs trong hoạt động thực tiễn của

các đồng nghiệp, sự quan tâm của đơn vị, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướngẫ nd. Tuy vậy, luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mong rằng nhận được sự góp ý để có thể hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 60 - 68)