Hoàn thiệnSửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 52 - 54)

Thứ nhất, cần sửa đổi bổ sung thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc xử lý tin báo, tin tố giác về hành vi phạm tội trong giai đoạn điều tra

Như đã nêu lên trong chương 2 của luận văn, rõ ràng còn tồn tại nhiều điểm chưa tương xứng giữa thẩm quyền theo luật định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật Tố tụng hình sự với vai trị thực hành quyền cơng tố của Viện kiểm sát. Theo tác giả, cần bổ sung thêm thẩm quyền cho Viện kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố ngay từ giai đoạn điều tra vụ án. Cụ thể là cần quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, xác minh, lập hồ sơ ban đầu của Công an cấp xã. Ngồi ra, cần có cơ chế cho phép Viện kiểm sát cấp huyện ký quy chế phối hợp với Cơ quan điều tra, để lãnh đạo Cơ quan điều tra chỉ đạo Công an cấp xã phối hợp với Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo tội phạm ngay từ ban đầu, nhằm đảm bảo công tác tiếp nhận phân loại tố giác, tin báo tội phạm được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy định pháp luật.

Thứ hai, cần sửa đổi bổ sung quy định cụ thể về việc Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

gửi đến Giám thị nhà tạm giữ/trại tạm giam để thi hành (khi có quyết định tạm giữ thì người bị tạm giữ được đưa vào nhà tạm giữ). Nhưng thực tế, theo trình tự tố tụng trên thì việc thi hành lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không phải được thực hiện tại nhà tạm giữ mà thực hiện tại trụ sở Cơ quan điều tra hoặc tại một địa điểm khác.

Thực tiễn xảy ra mâu thuẫn khi lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản giữ người và việc áp giải người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nhưng khi thi hành lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thực hiện tại Công an phường, xã, thị trấn nơi tội phạm xảy ra.

Một vấn đề nữa cũng đặt ra là khi Cơ quan điều tra trực tiếp ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, đã tiến hành lập biên bản giữ người thì có cần thiết vừa phải ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp nữa hay khơng? Vì hai lệnh này chỉ khác nhau ở thẩm quyền của những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015. Tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm của một số Kiểm sát viên, cho rằng, trong trường hợp Cơ quan điều tra là người ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai ngay, khi có đủ căn cứ thì ra quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đến nhà tạm giữ/trại tạm giam và quyết định tạm giữ.

Về thời hạn quyết định tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải được tính từ khi lập biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp, có như thế mới đảm bảo quyền của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Bởi vì, từ khi bị giữ họ đã bị hạn chế một số quyền công dân như: Tự do đi lại, phát ngôn…; đồng thời, nếu trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp của Cơ quan điều tra và sau này khơng có căn cứ xử lý hình sự người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,

trường người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp yêu cầu bồi thường, mới có cơ sở xác định trách nhiệm cũng như căn cứ để bồi thường [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố đối với tội cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 52 - 54)