Quy định về khiếu nại, tố cáo và kháng nghị về thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 32)

1.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về thi hành án dân sự

1.2.3. Quy định về khiếu nại, tố cáo và kháng nghị về thi hành án dân sự

Khiếu nại và tố cáo là hình thức đặc biệt để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội nói chung, pháp luật thi hành án dân sự nói riêng. Cùng với quyền tố cáo thì quyền khiếu nại là một trong những quyền chính trị pháp lý của cơng dân. Vì vậy, quy định về khiếu nại và giải quyết

khiếu nại đóng vai trị to lớn trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tăng cường và bảo đảm pháp chế.

Pháp luật thi hành án dân sự quy định về nội dung khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự quy định những nội dung cụ thể như sau:

+ Thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự;

+ Thời hạn giải quyết khiếu nại theo từng loại hành vi khác nhau; + Tố cáo và giải quyết tố cáo trong thi hành án dân sự.

1.2.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự

Theo quy định tại Điều 143 Luật Thi hành án dân sự, trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp quản lý có 4 chức danh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là: (1) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện( Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện); (2) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh( Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh), (3) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp( Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự) và (4) Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Theo quy định trên thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự chỉ là người có thẩm quyền chứ khơng bao gồm cả cơ quan, tổ chức như quy định trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Một điểm khác nữa về thẩm quyền so với quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo là trong lĩnh vực thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ có quyền giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi của cấp dưới chứ khơng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của chính mình; thẩm quyền này thuộc về thủ trưởng cơ quan cấp trên.

Điều 157 Luật Thi hành án dân sự quy định người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Quy định này cho thấy, tố cáo trong thi hành án dân sự có sự khác biệt so với Luật Tố cáo năm 2011. Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Tố cáo năm 2011, “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công

vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết”. Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự giải quyết tố cáo đối với Phó Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự giải quyết tố cáo đối với Phó Cục trưởng Cục thi hành án dân sự. Có sự khác biệt trên là do hoạt động thi hành án là hoạt động tư pháp, các hoạt động của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên cơ quan thi hành án đều được giám sát bởi Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời là Chấp hành viên, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Chấp hành viên. Mặt khác, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án thuộc thẩm quyền quản lý của người đứng đầu cơ quan đó nên người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết tố cáo.

Việc áp dụng đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự không những nhằm bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà còn bảo đảm cho quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được khách quan, tránh tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo…

* Tại các Điều 28, 30 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Điều 12, Điều 160 Luật Thi hành án dân sự( sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về ban hành kiến nghị, kháng nghị đối với Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan tổ chức, cá nhân; nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc ban hành kết luận kiểm sát, thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị; nội dung kiến nghị; đối tượng, thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát… Theo quy định tại Điều 34 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính( Ban hành kèm Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016) thì nội dung này được quy định như sau:

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị đối với quyết định và hành vi của Thủ trưởng, CHV Cơ quan THADS cùng cấp và cấp dưới, Thừa phát lại khi có vi phạm pháp Luật nghiêm trọng, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự và trong

giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự để yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định có vi phạm pháp Luật trong việc thi hành án và trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án; chấm dứt hành vi vi phạm pháp Luật theo Điều 28 và Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Điều 12 và Điều 160 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Kháng nghị phải bảo đảm đúng thời hạn theo quy định tại Điều 160 Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2014); phải bằng văn bản theo mẫu quy định, do lãnh đạo Viện ký. Nội dung kháng nghị phải nêu rõ tên cơ quan bị kháng nghị; chức vụ, chức danh của cá nhân bị kháng nghị; quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp Luật bị kháng nghị; các yêu cầu cần thực hiện, thời hạn trả lời kháng nghị. Khi nêu các vi phạm, cần viện dẫn đầy đủ các quy định của pháp Luật làm căn cứ xác định vi phạm. Kháng nghị được gửi cho đối tượng bị kháng nghị, cho cơ quan chủ quản của họ và cho Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo.

Viện kiểm sát đã kháng nghị có trách nhiệm theo dõi việc trả lời và thực hiện kháng nghị theo quy định tại Điều 161 Luật Thi hành án dân sự( sửa đổi, bổ sung năm 2014). Khi cần thiết thì tổ chức phúc tra việc thực hiện các yêu cầu trong kháng nghị; hoặc thông qua trực tiếp kiểm sát định kỳ để phúc tra việc thực hiện kháng nghị.

1.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo 1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thơng tin cá nhân khác của mình;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thơng báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thơng báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khơng đúng pháp luật hoặc q thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;

e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật. 2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

1.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự

1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây: a) Được thơng báo về nội dung tố cáo;

b) Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; c) Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật;

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính cơng khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra.

2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

c) Bồi thường, bồi hồn thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

1.2.3.4. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự

Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tuân theo các quy định mang tính chất khung trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, đồng thời phải áp dụng đúng các quy định cụ thể tại các điều từ Điều 143 đến Điều 158 Luật Thi hành án dân sự, Điều 38 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự và Thông tư số 02/2016/TT- BTP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự. Đây là những quy định pháp luật quan trọng nhất, mang tính trung tâm trong cả hệ thống quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự. Bao gồm các quy định về hoạt động cụ thể của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo (như đối thoại với đương sự, xác minh, giám định, kết luận, ra quyết định giải quyết kiếu nại, kết luận nội dung tố cáo…); trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai; trình tự thủ tục giải quyết tố cáo, xem xét lại Kết luận nội dung tố cáo của cấp dưới; thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo… Gắn liền đó là quyền và nghĩa vụ cụ thể của người khiếu nại, tố cáo người bị khiếu nại, tố cáo, người giải quyết khiếu nại, tố cáo và cá nhân, tổ chức có liên quan.

* Trình tự kháng nghị: được thực thực hiện theo Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (ban hành kèm Quyết định 810/QĐ- VKSTC năm 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)