Giải pháp hoàn thiện vấn đề về thời hạn và cách tính thời hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 100)

3.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự

3.1.1. Giải pháp hoàn thiện vấn đề về thời hạn và cách tính thời hạn

* Căn cứ của giải pháp: Công tác áp dụng pháp luật về THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã phát sinh những khó khăn vướng mắc có nguyên nhân bắt nguồn từ ngừng bất cập về pháp luật THADS. Quá trình thực hiện hoạt động thi hành án dân sự thì kinh nghiệm của Indonesia trong quá trình thực hiện các giải pháp về THADS trong thực tiễn ở nước ta.

* Mục tiêu của giải pháp: Hoàn thiện pháp luật về THADS để công tác THADS đạt kết quả cao. Thông qua việc thực hiện và hoàn thiện pháp luật về thời hạn THADS sẽ tạo tiền đề cho quá trình áp dụng của pháp luật ở nước ta hiện nay. Điều luật chưa quy định việc ấn định thời hạn để người được thi hành án có đơn xin nhận tài sản. Do đó cần ấn định một khoảng thời gian nhất định để cho hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thực hiện một cách có hiệu quả và cụ thể. Theo đó, thời hạn có thể tính theo năm, theo tháng và theo giờ, ví dụ: thời hạn tính theo năm (trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền ra quyết định thi hành án); tính theo tháng (trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án); thời hạn tính theo ngày(trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì chấp hành viên tiến hành xác minh); thời hạn tính theo giờ (Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án....” (khoản 2 Điều 48 Luật THADS). Các mốc thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn để tổ chức thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng đối với chấp hành viên và các bên đương sự. Việc vi phạm các quy định về thời hạn thi hành án có thể dẫn đến khiếu nại, tố cáo hoặc trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thậm chí là trách

nhiệm hình sự. Luật THADS quy định nhiều thời hạn khác nhau cho các thủ tục tác nghiệp của chấp hành viên, tuy nhiên một số quy định về thời hạn còn chưa phù hợp. Theo Điều 39 Luật THADS, việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.Tuy nhiên, đa số quan điểm cho rằng việc ấn định thời hạn 3 ngày làm việc để thực hiện thông báo là quá ngắn, nhất là đối với những chấp hành viên phụ trách số lượng án lớn, với nhiều đương sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Do đó đề nghị xem xét tăng thêm thời hạn này thành 5 ngày làm việc để tạo thuận lợi hơn cho Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án.

Theo quy định tại Điều 101 Luật THADS, đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thỏa thuận. Quy định trên chỉ phù hợp cho trường hợp chấp hành viên trực tiếp thực hiện việc định giá. Còn trong trường hợp thẩm định giá thông qua tổ chức thẩm định giá tài sản thì việc quy định tính thời hạn tính từ thời điểm “kể từ ngày định giá” là chưa thực sự hợp lý.

Thời điểm “kể từ ngày định giá” sẽ được xác định như thế nào? Bởi vì, thông thường sau khi ký hợp đồng thẩm định giá thì thời gian để tổ chức thẩm định giá ban hành chứng thư thẩm định cũng mất khoảng thời gian trung bình là 7 ngày làm việc. Nếu xem ngày chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá là ngày “định giá” thì không phù hợp với thực tế. Còn lấy ngày mà tổ chức thẩm định giá trực tiếp tiến hành xem xét tài sản để định giá cũng không hợp lý. Do vậy, nên xem xét sửa lại quy định trên theo hướng “Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày được thông báo hợp lệ về giá tài sản kê biên”

Theo Điều 104 Luật THADS , trường hợp người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết. Điều luật

chưa quy định việc ấn định thời hạn để người được thi hành án có đơn xin nhận tài sản. Do đó cần ấn định một khoảng thời gian nhất định để người được thi hành án nhận tài sản và sửa đổi mốc thời điểm “kể từ ngày nhận được thông báo về việc không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành” thành : Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý nhận tài sản của người được thi hành án thì chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết .

* Nội dung giải pháp:

Thứ nhất, rà soát các chính sách, quy định về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đối với công tác này thì đặt ra yêu cầu các cơ quan chuyên môn cần, rà soát và bổ sung quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thi hành án dân sự. Thông qua công tác này thì sẽ loại bỏ những điểm chồng chéo giữa các văn bản của các bộ, ngành khác nhau, những quy định không hoặc ít có tính khả thi được ban hành và điều chỉnh hoạt động về thi hành án dân sự ở nước ta nói chung và trên địa bàn các địa phương nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, tiến hành xây dựng và ban hành các quy định về thi hành án dân sự có liên quan. Từ đó, xây dựng một cách đồng bộ các quy trình, quy phạm trong thi hành án dân sự trong lĩnh vực THADS. Đặc biệt, cần hợp lý hoá các văn bản luật, chính sách và quy định về thi hành án dân sự để nâng cao tính thực thi của chúng như ban hành các quy định chi tiết, xuất bản các sách hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chí để thực hiện thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao nhất.

* Chủ thể thực hiện: Để thực hiện hoạt động này trong thực tế thì việc tiến hành sửa chữa các quy định về thời hạn thông qua quy định của Luật thi hành án dân sự thì cần có sự phối hợp của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi luật là Quốc Hội. Tuy nhiên, Bộ tư pháp phối hợp với Tổng cục THADS tiến hành tập hợp và làm tờ trình trình Chính Phủ và kiến nghị Quốc Hội tiến hành sửa đổi Luật. Sau đó, Chính Phủ trên cơ sở đó thì ban hành văn bản hướng dẫn thi hành về thời hạn trong thực tế,

* Điều kiện thực hiện: Trên cơ sở các báo cáo, kiến nghị đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật về THADS của các Cục THADS của địa phương và các cơ quan có liên quan

* Kết quả dự kiến thực hiện: Hoàn thiện pháp luật về THADS về thời hạn sẽ tạo điều kiện áp dụng các quy định về THADS trong thực tế đạt kết quả cao.

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện về nội dung đã tuyên với các bản án, quyết định của Tòa án cần tuyên rõ ràng, cụ thể, có thể thi hành trên thực tế

* Căn cứ của giải pháp: Khó khăn trong công tác thi hành án dân sự của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay. Song trên thực tế vẫn còn một số bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ ràng, có sai sót hoặc nhầm lẫn, không sát với thực tế. Những án này thường thuộc về tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất, phần không gian bên trên hoặc về ranh giới đất liền kề. Khi được Tòa án xem xét giải quyết thì không phù hợp với thực tế, là nguyên nhân dẫn đến đơn thư khiếu nại nhiều, dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án không được thi hành.

* Mục tiêu của giải pháp: Để bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn thi hành án dân sự và đạt hiệu quả cao, không chỉ nhờ vào sự phối hợp hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và ý thức chấp hành nghiêm của các bên đương sự mà cần phải có sự ra đời của một phần quyết định đúng đắn của Tòa án, thì bản án, quyết định của Tòa án mới được thi hành xong. Công tác thi hành án lúc đó đạt hiệu quả và hạn chế được đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài.

* Nội dung giải pháp:

Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS gặp nhiều khó khăn, kéo dài một phần do nhiều bản án, quyết định của Tòa án các cấp tuyên không rõ ràng, khó thi hành trên thực tế. Có trường hợp, chấp hành viên được giao giải quyết vụ việc khi tiếp nhận phát hiện ra và phải làm văn bản đề nghị Tòa án giải thích làm kéo dài việc thi hành án. Thậm chí, có trường hợp phức tạp hơn khi tổ chức cưỡng chế mới phát sinh vướng mắc, không thi hành được do Tòa án tuyên không rõ, đặc biệt là các vụ án về tranh chấp thừa kế, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, cổ phần trong doanh nghiệp… Vấn đề này vừa gây khó khăn cho cơ quan THADS, vừa kéo dài vụ việc gây thiệt hại cho người được và người phải thi hành án, giảm lòng tin của nhân dân với pháp luật và chính quyền. Vì vậy, khi quyết định nghĩa vụ của đương sự, Tòa án

phải nêu cụ thể, chi tiết, thi hành được; đặc biệt phải làm rõ hậu quả pháp lý các nghĩa vụ này phát sinh (như: Giấy tờ đăng ký quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng, giấy phép, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ…).

Xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; ban hành các thông tư liên tịch phối hợp các ngành liên quan; các quy chế phối hợp liên ngành... Đặc thù của hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là việc cưỡng chế đòi hỏi tham gia của nhiều lực lượng phối hợp. Nếu có hành lang pháp lý quy định rõ ràng trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tất cả đổ dồn lên đầu cơ quan THADS và chấp hành viên. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật khác liên quan cũng cần hoàn thiện thống nhất, tránh chồng chéo để cơ quan THADS thuận lợi khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: Luật Nhà ở, Luật Công chứng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Đất đai…

* Chủ thể thực hiện: Tòa án nhân dân, VKSND trong quá trình xét xử, ban hành quyết định phải tuân thủ quy định của pháp luật nhằm đảm bảo ra một bản án đáp ứng cho hoạt động THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt kết quả cao. Đối với hoạt động thi hành án, cần thiết phải có sự phối hợp quan trọng đảm bảo cho việc thi hành bản án, quyết định tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành.

* Điều kiện thực hiện: Thông qua hoạt động giải quyết các vụ án hình sự, dân sự nói chung để đảm bảo cho quá trình áp dụng trong thực tế đạt kết quả cao hơn,

* Kết quả dự kiến thực hiện: Tạo điều kiện để thực thi các bản bán, quyết định của TAND đạt kết quả cao.

3.1.3. Giải pháp hoàn thiện về một số quy định của Luật thi hành án dân sự

* Căn cứ của giải pháp: Theo kinh nghiệm của Indonesia, Singapore và Liên Bang Nga đã các đang tạo điều kiện quan trọng cho hoạt động áp dụng quy định về thi hành án dân sự tại các quốc gia nói trên để đạt kết quả cao trong quá trình thực hiện

* Mục tiêu của giải pháp: Tăng cường công tác kiện toàn pháp luật về THADS để công tác THADS của Tổng cục THADS đạt kết quả cao. Thông qua việc

thực hiện và hoàn thiện pháp luật về THADS sẽ tạo tiền đề cho quá trình áp dụng của pháp luật ở nước ta hiện nay.

* Nội dung giải pháp

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo THADS các địa phương. Luật Thi hành án dân sự và nghị định hướng dẫn của Chính phủ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thành phần của Ban chỉ đạo THADS ở địa phương nhằm tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho cơ quan THADS và phối hợp tổ chức cưỡng chế những vụ án phức tạp. Tuy nhiên, nhiều địa phương do thiếu sự quan tâm của Trưởng Ban chỉ đạo THADS nên hoạt động của Ban không thường xuyên, mang tính hình thức. Do đó, nhiều vụ việc phức tạp, đòi hỏi có sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành địa phương chưa được đôn đốc kịp thời, cơ quan THADS chưa tổ chức cưỡng chế theo đúng quy định, việc thi hành án kéo dài. Thậm chí có nơi do sự thiếu quyết đoán của Ban chỉ đạo nên khi cơ quan THADS đưa ra họp bàn phối hợp cưỡng chế, các đơn vị khác đều kêu khó, trì hoãn nhiều năm trời, gây thiệt hại cho đương sự và bức xúc dư luận. Vì vậy, mỗi địa phương cần quan tâm duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo THADS đi vào thực chất, chỉ đạo quyết liệt thi hành các vụ án phức tạp, có giá trị lớn, cưỡng chế với các vụ án đương sự chống đối, kéo dài nhiều năm hoặc có liên quan đến cán bộ địa phương.

Để các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực được tôn trọng một cách triệt để, được thi hành hoàn toàn trên thực tế cũng như hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi, thống nhất một số nội dung:

Sửa đổi Điều 110 Luật THADS theo hướng thêm quy định Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản là quyền sử dụng đất để THA thuộc các trường hợp được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bổ sung Điều 74 Luật THADS, trường hợp quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình mà người phải THA là người đại diện hộ đứng tên trên GCNQSDĐ và cả trường hợp người phải THA là thành viên trong hộ gia đình thì Chấp hành viên vẫn thực hiện việc kê biên và thông báo cho các thành viên trong hộ tiến hành khởi kiện để phân

chia tài sản thuộc quyền sử dụng của hộ. Nếu hết thời hạn 30 ngày mà không có ai khởi kiện phân chia tài sản thuộc quyền sử dụng của hộ thì xem như tài sản này thuộc quyền sở hữu, sử dụng của cá nhân người phải THA, Chấp hành viên tiến hành các bước tiếp theo như định giá, bán đấu giá tài sản đó để THA.

Bổ sung Điều 111 Luật THADS trường hợp kê biên nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án kể cả trường hợp người có quyền sử dụng đất đồng ý hay không đồng ý. Khi bán tài sản kê biên thì thanh toán lại giá trị quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)