Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 38)

Pháp luật THADS của Singapore nổi bật lên quy định về việc kê biên tài sản và bán đấu giá tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án vắng mặt, chống đối thì nhân viên thi hành án có thể phá khoá vào nhà để kê biên tài sản; Quyết định thực hiện hoặc không thực hiện công việc nào đó (ví dụ: không được giao dịch trên thị trường chứng khoán); Chuyển tài sản từ người này sang người khác để thi hành án; Yêu cầu người phải thi hành án phải ra khỏi chỗ ở của họ; Chuyển trẻ em cho người được nhận nuôi; cơ quan thi hành án có quyền kê biên bất cứ tài sản nào; trường hợp người phải thi hành án thấy việc kê biên hết tài sản làm cho họ khó khăn thì có thể đệ đơn lên Tòa án xem xét.

Vấn đề chúng ta có thể học hỏi qua kinh nghiệm các nước là pháp luật thi hành án dân sự cần quy định nhiều biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ và hiệu quả, với trình tự, thủ tục tuy không phức tạp, kéo dài nhưng chặt chẽ. Bên cạnh đó, xuất phát từ mục đích nhân đạo, pháp luật thi hành án dân sự cần quy định cụ thể các danh mục tài sản không được kê biên để bảo đảm cho người phải thi hành án và gia đình họ có cuộc sống ổn định. Về vấn đề này Claude Brenner nhận xét: “Có một giới hạn tương đối phổ biến trong việc cưỡng chế thi hành án, đó là những tài sản và thu nhập đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người phải thi hành án và gia đình thì không được kê biên, bởi vì xã hội không được lợi gì nếu như các thành viên trong xã hội đó bị rơi vào cảnh túng bấn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)