1.4.1. Kinh nghiệm của Indonesia
quyền thi hành bản án của Thẩm phán thể hiện ngay ở tiêu đề của bản án ọvì cơng lý dựa vào Thượng đế toàn năngú, tức là Thẩm phán được sử dụng sức mạnh cưỡng chế của bộ máy nhà nước để thi hành bản án. Nếu người phải thi hành án khơng có hoặc khơng đủ tài sản để thi hành, thì theo yêu cầu của bên thắng kiện, Chánh án Tồ án cấp quận, huyện có thể trao lệnh cho Thừa phát lại để bắt người phải thi hành án để tạm giam. Người bị bắt có thể bị giam giữ trong thời hạn 3 năm.
1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore
Pháp luật THADS của Singapore nổi bật lên quy định về việc kê biên tài sản và bán đấu giá tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án vắng mặt, chống đối thì nhân viên thi hành án có thể phá khố vào nhà để kê biên tài sản; Quyết định thực hiện hoặc khơng thực hiện cơng việc nào đó (ví dụ: khơng được giao dịch trên thị trường chứng khoán); Chuyển tài sản từ người này sang người khác để thi hành án; Yêu cầu người phải thi hành án phải ra khỏi chỗ ở của họ; Chuyển trẻ em cho người được nhận ni; cơ quan thi hành án có quyền kê biên bất cứ tài sản nào; trường hợp người phải thi hành án thấy việc kê biên hết tài sản làm cho họ khó khăn thì có thể đệ đơn lên Tịa án xem xét.
Vấn đề chúng ta có thể học hỏi qua kinh nghiệm các nước là pháp luật thi hành án dân sự cần quy định nhiều biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ và hiệu quả, với trình tự, thủ tục tuy khơng phức tạp, kéo dài nhưng chặt chẽ. Bên cạnh đó, xuất phát từ mục đích nhân đạo, pháp luật thi hành án dân sự cần quy định cụ thể các danh mục tài sản không được kê biên để bảo đảm cho người phải thi hành án và gia đình họ có cuộc sống ổn định. Về vấn đề này Claude Brenner nhận xét: “Có một giới hạn tương đối phổ biến trong việc cưỡng chế thi hành án, đó là những tài sản và thu nhập đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người phải thi hành án và gia đình thì khơng được kê biên, bởi vì xã hội khơng được lợi gì nếu như các thành viên trong xã hội đó bị rơi vào cảnh túng bấn”.
1.4.3. Kinh nghiệm của Liên bang Nga
Cục Thi hành án liên bang được tổ chức theo Luật liên bang về Chấp hành viên, ở địa phương có các cơ quan thi hành án địa phương. Cục Thi hành án liên bang
do Chấp hành viên trưởng Liên bang Nga đứng đầu, là người được Tổng thống Liên bang Nga bổ nhiệm và miễn nhiệm. Cục thi hành án liên bang được giao nhiệm vụ bảo đảm trật tự tại Tòa án, thi hành văn bản thi hành án, áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật và quyết định thi hành án; tổ chức việc kê biên và bán tài sản kê biên; truy tìm con nợ và tài sản của họ; tham gia vào việc bảo vệ lợi ích của Liên bang Nga với tư cách chủ nợ trong các vụ việc và vụ kiện phá sản.
1.4.4. Các bài học rút ra cho Việt Nam
Qua nghiên cứu mơ hình tổ chức và những quy định pháp luật về thi hành án dân sự ở một số nước trên thế giới như nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, nhìn chung tổ chức thi hành án dân sự các nước khơng giống nhau.
Tuy theo tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội, yếu tố truyền thống, tâm lý... mà tổ chức thi hành án dân sự của mỗi nước thể hiện dưới hình thức cơng, bán công hoặc do tư nhân đảm nhiệm.
Thứ hai, việc thi hành án chủ yếu căn cứ theo đơn yêu cầu của người được thi
hành án, thể hiện khá đầy đủ quyền tự định đoạt của đương sự. Các nước đều quy định chế độ lệ phí thi hành án, nhìn chung các chi phí thi hành án do đương sự chịu, nhà nước chỉ hỗ trợ trong chừng mực cần thiết.
Thứ ba, thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên được
pháp luật quy định khá rộng và đảm bảo hiệu lực thực thi.
Thứ tư, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án được quy định hết sức chặt chẽ,
cụ thể bảo đảm hiệu lực thực thi bản án, quyết định, đồng thời lưu ý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và người có liên quan.
Tiểu kết chương 1
Quy định về THADS là một chế định pháp lý quan trọng, là cơ sở cần thiết trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về THADS ở nước ta hiện nay. Việc xác định đặc điểm, vai trò, ý nghĩa trong việc THADS trong lĩnh vực này sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm
hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về THADS tại Việt Nam. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp các chủ thể. Đồng thời, còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực THADS. Góp phần quan trọng trong hoạt động thi hành các bản án trên thực tế. Cùng với thời gian thì những quy định về THADS đã được thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Qua đó, đảm bảo hoạt động thực hiện pháp luật là quá trình đưa pháp luật vào đời sống, áp dụng những quy định trong văn bản vào hiện thực, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chương I của Luận văn đã phân tích một cách khái quát cơ sở lý luận của việc THADS ở nước ta hiện nay, bao gồm: Khái niệm và đặc điểm, vai trò và nội dung quy định về THADS. Trên cơ sở lý luận về THADS ở Chương I, tác giả vận dụng thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh, đánh giá tình hình thi hành pháp luật, kết quả đạt được trong việc áp dụng và những hạn chế, khó khăn gặp phải trong q trình thi hành, từ đó tìm ra ngun nhân của những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những hạn chế được trình bày trong Chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Lược sử về sự hình thành và phát triển của pháp luật về thi hành án dân sự ở Việt Nam
Quá trình phát triển pháp luật thi hành án dân sự ở nước ta từ năm 1945 có thể được khái quát qua các thời kỳ sau: