Thời kỳ từ tháng 8/1945 đến năm 1989

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 43)

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi có Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989, là giai đoạn mà tổ chức hoạt động thi hành án dân sự chưa được dựa trên một văn bản pháp luật chính thức có hiệu lực pháp lý cao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thậm chí có thời kỳ chỉ căn cứ vào Điều lệ tạm thời về công tác Chấp hành án ban hành kèm theo Công văn số 827/CV ngày 23/10/1979 của Tịa án nhân dân tối cao. Cơng tác thi hành án dân sự đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Toà án. Tuy nhiên, về vấn đề quản lý nhà nước, hình thức tổ chức và pháp luật thi hành án dân sự có thể được chia thành các giai đoạn 1945 - 1949, 1950 - 1980, 1981 - 1989.

Giai đoạn 1945 đến 1949: Trước cách mạng tháng tám, ở nước ta đã tồn tại

chế định Thừa phát lại. Căn cứ Luật tố tụng dân sự ban hành theo Nghị định ngày 16/3/1910 của Tồn quyền Đơng Dương. Thừa phát lại là công lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và quản lý, hành nghề trên cơ sở quy định của pháp luật, được hưởng thù lao của khách hàng theo biểu giá quy định và khơng có quyền từ chối thi hành nhiệm vụ khi được yêu cầu.

Có thể nói rằng, ngay từ những năm đầu của chính quyền cách mạng, dù phải đương đầu với biết bao khó khăn trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ trước sự tấn cơng của thù trong, giặc ngồi, nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm xây dựng, kiện toàn tổ chức thi hành án dân sự. Bên cạnh đó đã từng bước hình thành pháp luật thi hành án dân sự, xác định cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt

động thi hành án dân sự nhằm thể hiện bản chất của nền tư pháp nhân dân, cơng cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy còn ở những bước đi ban đầu nhưng tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự đã có những đóng góp quan trọng vào việc hình thành và phát triển của nền tư pháp mới thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước dân chủ nhân dân. Tuy vậy, ở giai đoạn này, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự vẫn còn rất sơ khai, pháp luật thi hành án dân sự chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế, cần phải được tiếp tục củng cố, hoàn thiện trong giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn từ tháng 5 - 1950 đến năm 1980: Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí

Minh ký Sắc lệnh số 85/SL về “Cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng “tạo nên sự thay đổi có tính chất bước ngoặt trong tổ chức và hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức hoạt động thi hành án dân sự nói riêng. Theo quy định này, việc thi hành án dân sự do thừa phát lại và Ban tư pháp xã thực hiện trước đây được thay thế bằng thẩm phán huyện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án. Sự kiện này đã làm thay đổi căn bản cơ chế, tổ chức hoạt động thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự từ chỗ căn cứ vào yêu cầu của đương sự đã trở thành trách nhiệm của nhà nước. Tòa án chủ động thi hành án dân sự mà không chờ yêu cầu của người được thi hành án.

Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1989: Với sự ra đời của Hiến pháp năm 1980,

nhiều đạo luật về tổ chức của bộ máy nhà nước cũng được ban hành nhằm kiện toàn bộ máy Nhà nước, phân định rõ chức năng của từng loại cơ quan, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Điều 16 của Luật tổ chức TAND năm 1981 đã giao cho Bộ Tư pháp (mới được thành lập lại sau hơn 20 năm giải thể) đảm nhiệm công tác quản lý TAND địa phương về mặt tổ chức. Nghị định số 143 - HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp đã quy định: Bộ Tư pháp có chức năng quản lý TAND địa phương về mặt tổ chức, trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác THADS. Theo Nghị định này Bộ Tư pháp có nhiệm vụ “trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy chế chấp hành án”. TAND tối cao đã bàn giao nhiệm vụ quản lý công tác THA trong phạm vi cả nước sang Bộ Tư pháp bắt đầu từ ngày 01/01/1982. Ngày 18/7/1982, Bộ Tư pháp và TAND tối cao đã ký thông tư liên ngành số 472 về “quản lý công tác THA trong thời kỳ trước mắt” quy định: ở địa

phương tại các TAND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương có Phịng THA nằm trong cơ cấu bộ máy và biên chế của TA để giúp Chánh án chỉ đạo công tác THA; ở các TA huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh có CHV hoặc cán bộ làm công tác THA dưới sự chỉ đạo của Chánh án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)