Thực trạng quy định về khiếu nại và tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 59)

2.2. Phân tích thực trạng pháp luật về thi hành án dân sự ở Việt Nam và thực

2.2.3. Thực trạng quy định về khiếu nại và tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân

2.2.3.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự

Được quy định tại điều 142, điều 157 và điều 160 Luật THADS 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014).

Việc thực hiện quy định và đảm bảo hoạt động khiếu nại, tố cáo, kháng nghị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được thực hiện nghiêm túc. Về tổng thể, công tác này phải được đặt ra là công việc thường xuyên, được quan tâm đặc biệt, có như vậy mới thực sự mang lại hiệu quả.

Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015 đến năm 2018 tổng số vụ thụ lý khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự là 157 vụ. Đến nay đã giải quyết xong.

Từ kết quả trên cho thấy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự đã và đang được quan tâm, khẳng định vai trị của cơng tác giải quyết KNTC của THADS tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, gắn với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý trong thực tiễn về hoạt động này trên thực tế.

2.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại 2011 và Luật tố cáo 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo khoản 1 Điều 160 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014“ Viện kiểm sát kháng nghị đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân” đồng thời, khoản 2 Điều 12 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 đã có sự bổ sung theo hướng rõ

ràng, cụ thể hơn so với Luật Thi hành án dân sự năm 2008, theo đó, một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự là: “Kháng nghị hành vi, quyết định của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật”.

2.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự

Người bị khiếu nại tố cáo, bị kháng nghị có quyền thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Thi hành án dân sự và các băn bản hướng dẫn thi hành được thực hiện nghiêm túc và được thực hiện nghiêm túc thông qua hoạt động quy định quán triệt các văn bản này cho cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua.

2.2.3.4. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự

Luật thi hành án dân sự quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự, trong đó có nhiều điểm đổi mới.

* Thời hiệu khiếu nại về thi hành án được phân chia cụ thể hơn, với những

giải đoạn của quá trình thi hành án như sau:

- Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

- Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.

Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;

- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

- Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.

Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng khơng tính vào thời hạn khiếu nại.

Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.

* Thời hạn giải quyết khiếu nại theo từng loại hành vi khác nhau, như sau:

- Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.

- Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

* Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự như sau:

Người khiếu nại gửi đơn khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan THADS cấp huyện, quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của Cục THADS cấp tỉnh hoặc Phòng THA cấp quân khu nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các tài liệu liên quan( nếu có) tới Cục THADS cấp tỉnh hoặc

Phịng THA cấp quân khu.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, công chức nghiên cứu nội dung đơn khiếu nại, đề xuất người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 02/2016/TT-BTP.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải vào sổ thụ lý để giải quyết và Thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại. Cơng chức được phân cơng có nhiệm vụ lập hồ sơ giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật thi hành án dân sự và Luật Khiếu nại. Đối với đơn khiếu nại thuộc trường hợp khơng phải thụ lý để giải quyết thì cơ quan nhận được đơn khơng có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày Thơng báo thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu yêu cầu người bị khiếu nại báo cáo giải trình bằng văn bản, cung cấp hồ sơ vụ việc. Thời hạn thực hiện báo cáo giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 02/2016/TT-BTP.

- Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh, yêu cầu người bị khiếu nại giải trình, trong trường hợp cần thiết, có thể trưng cầu giám định hoặc tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)